Chênh lệch phát triển nội khối: "Hòn đá" cản đường ASEAN
Đây là nhận định được đăng trong bài bình luận trên tờ Khmer Times của tác giả Vannarith Chheang, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore.
Để ASEAN trở thành một tổ chức tập trung vào con người và mang lại lợi ích cho tất cả các bên, ASEAN cần xây dựng một hệ sinh thái để làm được điều đó. Chênh lệch trong phát triển có thể ám chỉ chênh lệnh về phát triển kinh tế xã hội giữa các nước thành viên hoặc các vùng khác nhau trong một quốc gia.
Tuy nhiên, phát triển không chỉ được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người mà còn tính bằng việc cung cấp các nhu cầu cơ bản như y tế hay giáo dục.
Các nền kinh tế trong ASEAN có sự chênh lệch đáng kể về thể chế và khả năng lãnh đạo. Một số nước đã không triển khai hiệu quả chương trình một cửa quốc gia hay gắn kết các chương trình nghị sự của khu vực với chiến lược phát triển khu vực.
Campuchia,
Hơn nữa, khu vực tư nhân - đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia này - gặp khó khăn trong việc gia nhập mạng lưới sản xuất khu vực do thiếu thông tin về thị trường, nguồn tài chính, năng lực sản xuất và hàng rào thương mại phi thuế quan. Tỷ lệ nghèo đói tại 4 quốc gia này tương đối cao.
Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tỷ lệ nghèo đói tại Campuchia là 14%, Lào là 23,2%, Myanmar là 25,6% và Việt Nam là 7%. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ biết đọc, biết viết ở Campuchia là 73,9%, Lào là 94,1%, Myanmar là 95% và Việt Nam là 93,4%. Tuổi thọ trung bình của Campuchia là 68, Lào là 66 và Việt
Mặc dù vậy, số người sử dụng Internet tại Campuchia chỉ đạt 45% (7,16 triệu người), Lào 26% (1,8 triệu người) và
Về vấn đề quản trị công, chỉ số tham nhũng tại các quốc gia này là tương đối cao. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2016, trong số 176 quốc gia, Campuchia xếp hạng 156, Lào xếp hạng 123, Myanmar xếp hạng 136 và Việt Nam xếp hạng 113.
Sự chênh lệnh trong phát triển đe dọa hòa bình, ổn định lâu dài và sự phát triển bền vững trong khu vực. Bất bình đẳng ở cấp quốc gia và giữa các nước ASEAN là nguyên nhân tiềm ẩn của tệ nạn xã hội và các xung đột trong tương lai. Phát triển và an ninh có mối liên hệ mật thiết.Để xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng và tập trung vào con người, ASEAN cần triển khai một chiến lược khu vực mang lại lợi ích cho các bên với cách tiếp cận tổng hợp và toàn diện.
Sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) được đưa ra hồi năm 2000 với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng tốc hội nhập kinh tế cho các thành viên mới của ASEAN.Những thách thức trong việc triển khai IAI là thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc đánh giá nhu cầu và thực hiện dự án. Năng lực thể chế, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình là những trở ngại chính cần được khắc phục.
ASEAN cần phải tỏ rõ sự đồng lòng về chính trị và chiến lược để phân bổ nguồn lực nhiều hơn cho việc thu hẹp sự chênh lệch trong phát triển và thực hiện hiệu quả hơn IAI. Thể chế khu vực, thúc đẩy bảo trợ xã hội, thiết lập các cơ chế chăm sóc các nhóm người dân dễ bị tổn thương là những bước cần thiết để thu hẹp khoảng cách trong phát triển.
ASEAN và các đối tác cần phải giải quyết vấn đề về chênh lệnh phát triển, đề xuất các khuyến nghị chính sách. Quan hệ đối tác giữa các bên rất quan trọng trong việc huy động nguồn lực để giải quyết vấn đề này. Năng lực thể chế, hạn chế về nguồn lực và quản trị, trách nhiệm giải trình cần được xem xét một cách toàn diện.Các quốc gia trên phải cải cách chính sách tài khóa bằng cách phân bổ ngân sách nhiều hơn cho giáo dục, phát triển kỹ năng, các vấn đề liên quan tới sức khỏe, an ninh lương thực và bảo trợ xã hội. Các nước cần tăng cường cải cách với việc tập trung vào cải cách đất đai, chính sách thương mại tự do và công bằng, đầu tư nước ngoài và chính sách về lao động di cư.Liên quan đến vấn đề tăng cường năng lực thể chế, ASEAN và các đối tác cần cung cấp sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho việc nâng cao năng lực và đổi mới cho khu vực hành chính công.
Cần có thêm sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước Campuchia, Lào vàCác rào cản phi thuế quan như các yêu cầu về chất lượng là những trở ngại chính đối với các nước này trong việc xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm đã qua chế biến. ASEAN và các đối tác cần hỗ trợ các nước này trong việc nâng cao chất lượng và quy chuẩn của các sản phẩm.
Để thu hẹp khoảng cách trong việc phát triển nền kinh tế số, ASEAN và các đối tác cũng phải đẩy mạnh việc xây dựng năng lực cho các dự án về kinh tế số cho các nước trên.Singapore đang có kế hoạch tập trung vào kinh tế số khi nước này giữ vị trí chủ tịch ASEAN vào năm 2018 với nhiều chương trình hoạt động sẽ hướng tới xây dựng một ASEAN phát triển bền vững và toàn diện, tức là xây dựng khả năng và sự sẵn sàng của Cộng đồng ASEAN trong việc thích ứng và nắm bắt các cơ hội ở thời đại kỹ thuật số./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN kết nối những giá trị chung
17:41' - 03/08/2017
Cộng đồng Văn hóa -Xã hội ASEAN (ASCC) ngày càng chứng tỏ được vị trí đặc biệt của mình trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam ghi dấu ấn trong sự phát triển của ASEAN
15:38' - 01/08/2017
Trong 22 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã rất tích cực và chủ động tham gia các công việc của ASEAN, đóng góp cho thành công chung của khối như ngày hôm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Ba nước ASEAN cân nhắc cắt giảm sản lượng cao su
09:36' - 18/07/2017
Hãng Bernama đưa tin, Malaysia, Thái Lan và Indonesia đang cân nhắc khả năng cắt giảm sản lượng cao su từ 10-15% nhằm ngăn chặn đà giảm giá của mặt hàng này.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN sẽ là trọng tâm hợp tác của JICA
16:04' - 17/07/2017
ASEAN là một trong các thị trường phát triển năng động. Đây là khu vực mà Nhật Bản sẽ chú trọng hỗ trợ phát triển trong khu vực châu Á.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc muốn hợp tác sâu rộng với ASEAN
15:06' - 15/07/2017
Trung Quốc đã kêu gọi hợp tác sâu rộng hơn với Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) để đạt được sự phát triển chung trong bối cảnh khối này kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm nay.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN thúc đẩy triển khai kế hoạch kết nối tổng thể 2025
16:28' - 14/07/2017
Từ 12-14/7, diễn đàn về xây dựng tài liệu khái niệm, sáng kiến để triển khai Kế hoạch Kết nối tổng thể (MPAC) 2025 và Hội thảo Kết nối lần thứ 8 đã được tổ chức tại thành phố Alabang của Philippines.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.