Các ứng dụng công nghệ hiện đại ngày càng "hại điện"
Để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng nhanh từ các ứng dụng công nghệ sử dụng nhiều năng lượng như trí tuệ nhân tạo (AI), trung tâm dữ liệu và ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến, Chính phủ Hàn Quốc ngày 31/5 đã công bố kế hoạch xây dựng thêm ba nhà máy điện hạt nhân mới và một nhà máy điện hạt nhân mô-đun nhỏ (SMR) vào năm 2038.
Tuyên bố của Chính phủ Hàn Quốc nêu rõ: "Kế hoạch thực hiện khung cơ bản về cung cầu điện năng" sẽ áp dụng trong vòng 15 năm, cho tới năm 2038.
Theo đó, Hàn Quốc lên kế hoạch xây dựng 3 nhà máy điện nguyên tử mới, 1 lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) để bổ sung thêm 10,6 GW điện năng. Thời điểm xây dựng và địa điểm đặt nhà máy sẽ được cân nhắc song dự kiến các cơ sở mới sẽ đi vào hoạt động sau năm 2037.
Chính phủ Hàn Quốc nhận định cho tới năm 2038, nhu cầu điện năng trong nước tối đa sẽ tăng lên 129,4 GW. Do đó, cần thêm thiết bị phát 157,8 GW điện năng để có thể duy trì tỷ lệ dự phòng điện năng ở mức thích hợp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của sự phổ cập AI, nhu cầu điện năng cho các trung tâm dữ liệu và chất bán dẫn (chip) vào năm 2030 dự báo sẽ tăng gấp hơn hai lần so với thời điểm năm 2023.
Ngoài ra, lò phản ứng mô-đun nhỏ đang được nghiên cứu và phát triển cũng lần đầu được đưa vào kế hoạch về thiết bị phát điện lần này. Chính phủ Hàn Quốc quyết định triển khai một lò phản ứng SMR để sản xuất 0,7 GW điện năng từ năm 2035.
Với các thiết bị phát điện bằng năng lượng Mặt Trời, sức gió, cho tới năm 2030, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nâng công suất lên gấp hơn ba lần so với năm 2022 để có thể sản xuất được 120 GW cho tới năm 2038.
Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ nâng tỷ trọng năng lượng không phát thải carbon lên 50% vào năm 2030, và 70% cho tới năm 2038, nhằm đạt mục tiêu Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC), tức cắt giảm khí nhà kính cho tới năm 2030.
“Kế hoạch thực hiện Khung cơ bản về cung cầu điện năng” với việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân sẽ phải trải qua các quy trình đánh giá về môi trường chiến lược, đánh giá tác động khí hậu của Bộ Môi trường, tham vấn giữa các ban ngành Chính phủ và thông qua tại Quốc hội mới có thể triển khai.
Giáo sư Jeong Dong-wook thuộc Khoa Kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Chungang cho biết từ năm 2017 đến nay, một nhóm 91 chuyên gia chuyên trách đã nghiên cứu và thực hiện các báo cáo để lập kế hoạch tư vấn cho Chính phủ Hàn Quốc về kế hoạch phát triển nguồn năng lượng.
Theo đó, để đảm bảo phát triển bền vững và tiến tới mục tiêu không carbon, Hàn Quốc cần thực hiện mở rộng phát triển cân bằng 2 trục năng lượng là năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Nếu phát triển đúng kế hoạch, đến năm 2030, tỷ trọng điện hạt nhân, năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Hàn Quốc sẽ lần lượt là 31,8% và 21,6%. Đến năm 2038, tỷ trọng điện hạt nhân sẽ chiếm 35,6%, năng lượng mới và tái tạo chiếm 32,9%, hydro và amoniac sẽ tăng thêm tới 5,5%.
Như vậy, tổng tỷ lệ năng lượng phi carbon dự kiến sẽ tăng từ 39,1% năm 2023 lên 70,2% vào năm 2038.
Chuyên gia Park Joo-heon, Giáo sư kinh tế tại Đại học Dongguk và là cựu giám đốc Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc cho rằng sẽ không dễ dàng để đạt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên trên 30% tổng nguồn năng lượng. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu không phát thải carbon, việc công bố kế hoạch phát triển mới các nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng SMR loại nhỏ là hợp lý.
- Từ khóa :
- Chính phủ Hàn Quốc
- Hàn Quốc
- nhà máy điện hạt nhân
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Ngành giải trí Hàn Quốc chuẩn bị bước vào làn sóng mới
08:19' - 31/05/2024
Một nguồn tin cho biết: “Lợi nhuận từ một nhóm nhạc K-pop ước tính khoảng 10 tỷ won (7,3 triệu USD) hoặc hơn cho mỗi buổi hòa nhạc họ tổ chức tại Trung Quốc”.
-
Đời sống
Làn sóng di cư của "triệu phú" Hàn Quốc
07:10' - 28/05/2024
Nhận định trên xuất hiện sau khi Viện Tài chính Hana (HIF) ngày 26/5 công bố một nghiên cứu cho thấy Hàn Quốc đứng thứ bảy trên thế giới về lượng người giàu di cư.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cải cách thị trường ngoại hối - bước ngoặt của kinh tế Hàn Quốc
15:19' - 27/05/2024
Bắt đầu từ tháng 7 tới, Chính phủ Hàn Quốc sẽ kéo dài thời gian hoạt động của thị trường ngoại hối nước này, hiện hoạt động từ 9 giờ sáng đến 3 giờ 30 chiều, và đóng cửa lúc 2 giờ sáng ngày hôm sau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản ghi nhận CPI cơ bản tăng mạnh
12:02'
Đây là mức tăng mạnh nhất về chỉ số CPI cơ bản, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm các mặt hàng năng lượng, kể từ tháng 1/2023 và sau mức tăng 3,5% hồi tháng 4/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada cảnh báo tăng thuế với thép và nhôm của Mỹ
11:29'
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ điều chỉnh mức thuế đối ứng 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Mỹ nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại song phương trong vòng 30 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Áo cho phép giám sát tin nhắn
06:30'
Chính phủ liên minh của Áo đã nhất trí về kế hoạch cho phép cảnh sát giám sát tin nhắn của đối tượng khả nghi nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 40 công dân Việt Nam dự kiến sơ tán từ Israel sang Ai Cập ngày 20/6
15:30' - 19/06/2025
Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng ngày 19/6 cho biết dự kiến có 37 công dân Việt Nam đầu tiên từ Israel sẽ sơ tán sang Ai Cập trong ngày 20/6.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng nhiều rocket
15:29' - 19/06/2025
Triều Tiên đã phóng hơn 10 quả rocket từ Sunan, gần thủ đô Bình Nhưỡng, theo hướng Tây-Bắc.
-
Kinh tế Thế giới
Thế hệ Z trở thành động lực chính giúp kinh tế Anh lạc quan trở lại
13:55' - 19/06/2025
Niềm tin của người tiêu dùng tại Anh đã tăng vọt lên mức cao nhất trong năm nay, nhờ sự lạc quan ngày càng tăng của Thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997-2012) sau đợt tăng lương tối thiểu gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ: Thị trường lao động và nhà ở đồng loạt suy giảm
11:33' - 19/06/2025
Số liệu mới nhất cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ đã giảm trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia nhận định EU rơi vào thế khó do lập trường cứng rắn với Nga
10:34' - 19/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với những hệ lụy từ lập trường cứng rắn đối với Nga, trong khi Mỹ theo đuổi chiến lược riêng nhằm định hình lại cán cân địa chính trị toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Xuất khẩu kim loại của Đức bị ảnh hưởng mạnh
20:05' - 18/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây nhiều sức ép lên hoạt động xuất khẩu kim loại của Đức sang Mỹ.