Các xu hướng đầu tư dài hạn trên toàn cầu được thúc đẩy thời COVID-19
Thế giới đang trở nên số hóa hơn, tự động hơn và nhạy cảm với sự bền vững hơn khi lối sống và nền kinh tế đang có những thay đổi sâu sắc.
Sự phát triển nhanh hơn của thương mại điện tử, giải trí trực tuyến và làm việc từ xa đã khiến con người trở nên phụ thuộc hơn vào thế giới số.Việc giá cổ phiếu của Zoom Video Communications Inc. và Netflix Inc. tăng vọt là những ví dụ điển hình cho thấy những thay đổi rộng khắp có thể mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư ra sao.
Theo một khảo sát của McKinsey đối với 899 giám đốc cấp cao trên toàn cầu, tỷ lệ trung bình của các hàng hóa và dịch vụ đã được số hóa một phần hoặc hoàn toàn đạt 55% tính đến tháng 7/2020, so với con số 35% vào tháng 12/2019, sự gia tăng phải mất 7 năm nếu là trước đại dịch. Theo báo cáo triển vọng hàng năm công bố gần đây của UBS AG, chỉ riêng công nghệ 5G đã tạo ra doanh thu tiềm năng hàng năm 619 tỷ USD trong các lĩnh vực tự động hóa, dịch vụ video tăng cường, giám sát và truy dấu, xe công nghệ, thực tế tăng cường và các lĩnh vực khác. Báo cáo cho rằng 5G mở ra vô số các mô hình kinh doanh và có thể thúc đẩy sự gia tăng của một thế hệ lãnh đạo các nền tảng, với sự thành thạo trong việc khai thác công nghệ này. Theo UBS, chi tiêu vốn hàng năm cho việc sản xuất, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị 5G ước tính tăng từ 7,5 tỷ USD vào năm 2019 lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025, trong khi hơn 1 tỷ thiết bị sẽ được kết nối mạng 5G trong ba năm tới. Trong khi đó, doanh thu hàng năm của lĩnh vực công nghệ tài chính có thể tăng lên 500 tỷ USD vào năm 2030, so với 150 tỷ USD vào năm 2018, với tốc độ tăng trưởng đáng kể trong thanh toán di động và từ xa cũng như thương mại điện tử. Các nhà bán lẻ cho biết doanh số bán trực tuyến tăng trưởng đáng kể và ngày càng nhiều các doanh nghiệp như nhà hàng, các cửa hàng tạp hóa cũng như các thương hiệu thời trang giữ khách bằng những lựa chọn trực tuyến. Theo Adobe Analytics, người tiêu dùng Mỹ đã chi 9 tỷ USD trong ngày Black Friday năm 2020, tăng 21,6% so với năm ngoái. UBS cho rằng, một khi người tiêu dùng ngày càng quen hơn với việc sử dụng thanh toán số là chủ yếu, nhiều người sẽ không quay lại các hình thức thanh toán truyền thống. Thêm vào đó, các ngân hàng trung ương từ châu Âu, Trung Quốc, tới các nơi khác đang tiến tới việc chấp nhận các đồng tiền kỹ thuật số. Bên cạnh đó, sự phát triển của các chuỗi cung ứng toàn cầu, đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm gia tăng tầm quan trọng của tự động hóa và robot. Theo Giám đốc phụ trách các giao dịch và thuế quốc tế của Ernst & Young, Helen Xiao, một số doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược Trung Quốc+1 hoặc xây dựng các chuỗi cung ứng khu vực để có năng lực bổ sung, linh hoạt và có khả năng thích ứng trước những gián đoạn do căng thẳng thương mại và thuế quan. Trong khi đó, hàng triệu việc làm bị mất trong đại dịch đã được thay thế một phần bằng robot khi các yêu cầu giãn cách xã hội tại các nhà máy cho thấy vai trò lớn hơn của tự động hóa. Theo báo cáo năm 2020 của Liên đoàn robot học quốc tế (IFR), thế giới đã có 2,7 triệu robot công nghiệp đang hoạt động tại các nhà máy vào cuối năm 2019, tăng khoảng 85% so với năm 2014. IFR cho rằng đại dịch COVID-19 có tác động lớn nhưng cũng đưa đến cơ hội cho việc hiện đại hóa và số hóa hoạt động sản xuất trong quá trình phục hồi nền kinh tế. Tự động hóa giúp các nhà sản xuất tiếp tục hoạt động ở các nền kinh tế phát triển mà không phải đánh đổi về chi phí. Theo một báo cáo của Bank of America Global Research, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể được đẩy nhanh khi đại dịch cho thấy cần phải nhanh chóng và tăng cường tự động hóa trong sản xuất công nghiệp. Bank of America Global Research nhận định việc đầu tư lượng vốn lớn vào việc điều chỉnh chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc có thể mang lại trên 100 tỷ USD doanh thu từ tự động hóa sản xuất công nghiệp trong năm năm. Theo UBS, trong dài hạn, tự động hóa kho hàng và nhà máy sẽ hưởng lợi tự sự phát triển của mua sắm trực tuyến. Trong khi đó, sự bền vững đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các chính phủ trên toàn cầu khi loài người chịu những tổn thất lớn do các thiên tai trong năm nay. Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đã cam kết sẽ không phát thải ròng khí thải trong vài thập niên tới, trong khi chính quyền mới của Mỹ có thể đưa nước này tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu trở lại. Theo UBS, đó là những mục tiêu dài hạn, nhưng các chính phủ có thể bắt đầu hành động vào năm 2021 để thúc đẩy tăng trưởng việc làm và hoạt động kinh tế, hỗ trợ đà phục hồi sau đại dịch. Các quy định, các khoản đầu tư và trợ cấp của chính phủ sẽ được chuyển hướng sang việc thúc đẩy sử dụng xe điện, các nguồn năng lượng tái tạo, các giải pháp số. UBS cho rằng khi thế giới chuyển hướng sang phát triển bền vững, nhiều cơ hội tăng trưởng trong thập niên tới sẽ liên quan đến lĩnh vực này. Đòi hỏi về sự an toàn và minh bạch hơn trong bối cảnh đại dịch có thể đưa đến sự tăng trưởng của các loại thực phẩm công nghệ cao. Theo công ty dịch vụ tài chính Morningstar của Mỹ, trong năm 2020, tài sản thuộc quyền quản lý của các quỹ đầu tư theo các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đã lần đầu tiên vượt 1.000 tỷ USD. UBS cho rằng mối quan tâm đến các khoản đầu tư bền vững được thúc đẩy nhờ đại dịch và các nhà đầu tư xem việc đầu tư theo tiêu chuẩn ESG là một công cụ quản lý rủi ro./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Chuyển đổi số, doanh nghiệp được lợi ích gì?
19:18' - 28/11/2020
Chuyển đổi số là sân chơi của tất cả các doanh nghiệp mà ở đó bất kỳ ai đủ nhanh nhạy đều có thể nắm bắt được thời cơ.
-
Kinh tế & Xã hội
Phó Thủ tướng: Du lịch Việt Nam cần cơ cấu lại thị trường và thúc đẩy chuyển đổi số
17:12' - 28/11/2020
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về du lịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành du lịch cần tập trung nâng cao chất lượng, cơ cấu lại thị trường khách và thúc đẩy chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi số, doanh nghiệp phải quyết tâm thay đổi từ "gốc rễ"
17:53' - 27/11/2020
Ngày 27/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Tự động hóa thành phố và Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Ngày hội Tự động hóa năm 2020 với chủ đề Chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49' - 29/11/2024
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45' - 29/11/2024
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50' - 29/11/2024
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15' - 29/11/2024
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14' - 29/11/2024
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).