Cách nào để khuyến khích đầu tư cho tăng trưởng xanh?
Để thúc đẩy tăng trưởng theo hướng bền vững, vai trò của ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất là điều kiện then chốt. Phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Toàn Thắng, Phó Ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).
BNEWS: Xin ông cho biết, những khó khăn, thuận lợi để Việt Nam phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường hiện nay?
TS. Trần Toàn Thắng: Thuận lợi lớn nhất, Việt Nam là nước đi sau, có thể được thừa hưởng những thành quả của phát triển khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào Việt Nam, qua đó giải quyết nhanh chóng hơn các vấn đề về môi trường, tài nguyên, năng lượng…
Một thuận lợi nữa đó là chúng ta nhận được sự ủng hộ rất lớn của cộng động quốc tế, các nhà tài trợ về vấn đề này. Đảng và Nhà nước cũng đã có những định hướng rõ ràng và chỉ đạo ngày một quyết liệt hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường, tài nguyên… Sức ép về phát triển bền vững cũng lớn hơn, tạo động lực cho sự thay đổi ở cả cấp độ vi mô và vĩ mô. Ý thức của người dân và doanh nghiệp cũng đã biến chuyển khá nhiều.
Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh vào các khó khăn nhiều hơn. Để thực hiện tăng trưởng bền vững, cân bằng lợi ích giữa kinh tế-môi trường-xã hội không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam. Tăng trưởng bền vững đặt mục tiêu cân bằng giữa ba điểm trong tam giác đấy, phát triển kinh tế không làm tổn hại tới môi trường và tài nguyên hoặc xã hội.
Ngược lại, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường cũng cần phải cân nhắc tới lợi ích kinh tế của các chủ thể. Có thể nói để đảm bảo được mục tiêu như vậy vướng nhiều từ cả góc độ kỹ thuật và kinh tế.
BNEWS: Có nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, để phát triển kinh tế xanh, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi công nghệ, sắp xếp lại tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất... Ông có nhận định gì xung quanh ý kiến này?
TS. Trần Toàn Thắng: Trong chiến lược tăng trưởng xanh, có hợp phần về sản xuất xanh; trong đó, nhấn mạnh nhiều đến việc khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, áp dụng quy trình kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất…Thực ra ngay cả khi không có mục tiêu tăng trưởng xanh thì vấn đề này vẫn được các doanh nghiệp quan tâm, vì nó gắn với việc giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
Hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn chủ yếu được tài trợ từ Nhà nước (theo thông tin của Bộ Khoa học và Công nghệ thì khoảng 65-70%), rất khác so với một số quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc; trong đó, chủ yếu là chi của doanh nghiệp. Chủ trương đầu tư cho khoa học công nghệ chuyển sang huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức ngoài nhà nước là đúng đắn.
Vốn đầu tư của nhà nước chỉ nên được coi là "vốn mồi" và tập trung vào những vấn đề cơ bản hoặc có tính rủi ro khá cao mà doanh nghiệp không làm.
Theo tôi, vấn đề hiện nay ở Việt Nam không phải là chủ trương, mà là ở cách làm. Thứ nhất cơ chế cung cấp Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia như hiện nay chưa hiệu quả. Nhu cầu lớn, khả năng đáp ứng hạn chế. Hệ lụy của cơ chế xin cho xảy ra là tất yếu.
Thêm vào đó, mặc dù đã có những đổi mới rất nhiều về thủ tục phê duyệt, giải ngân, nhưng nhìn chung vẫn rườm rà. Nhà nước đã thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp (theo Nghị định 95) yêu cầu doanh nghiệp trích lập quỹ. Tuy nhiên, cơ chế chi tiêu của quỹ này lại theo ngân sách nhà nước, làm mất tính chủ động của doanh nghiệp rất nhiều.
Thứ hai là động lực để doanh nghiệp đổi mới công nghệ đang bị bào mòn do chậm đổi mới thể chế, môi trường kinh doanh. Trong một nghiên cứu gần đây của chúng tôi, có tới 85% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đổi mới thể chế và môi trường kinh doanh mới chỉ được thực hiện trên giấy tờ, thiếu thực chất.
Việc doanh nghiệp thiếu niềm tin vào sự ổn định và đổi mới thế chế kinh doanh có những hệ lụy lớn cho việc đầu tư vào khoa học công nghệ. Doanh nghiệp thiếu kỳ vọng dài hạn, vì thế thay vì đầu tư dài hạn cho khoa học công nghệ sẽ chạy theo các cơ hội kinh tế ngắn hạn. Điều này cần phải có giải pháp khắc phục sớm.
BNEWS: Thưa ông, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những chính sách gì để thu hút đầu tư có chọn lọc, đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường và thu hút các dự án công nghệ cao, sản xuất sạch... ?
TS. Trần Toàn Thắng: Khung khổ pháp lý từ Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số luật khác liên quan đã đưa ra một khung khổ ưu đãi khá tốt cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao, các dự án thân thiện với môi trường.
Theo đánh giá của chúng tôi mức ưu đãi là khá cao và làm động lực tốt để doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ thể chế hóa một số định hướng trong chiến lược liên quan.
Ví dụ: Bộ Công Thương sẽ xây dựng bảng giá điện cho các dự án sản xuất điện từ nguồn tái tạo, khắc phục mức trợ giá quá thấp hiện nay, không khuyến khích được đầu tư, đồng thời xây dựng một số các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thành lập một số quỹ liên quan (như Quỹ phát triển năng lượng bền vững).
Việt Nam cũng đang bắt đầu thực hiện một số Hiệp định thương mại tự do, theo đó thuế nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo giảm đi nhanh chóng, giúp làm giảm suất đầu tư.
Sau các sự cố môi trường trong năm 2016, tôi cũng cho rằng Chính phủ và chính quyền các địa phương, doanh nghiệp, người dân đã nâng được ý thức với vấn đề môi trường lên rất nhiều. Việc thực hiện các quy định về môi trường sẽ nghiêm túc hơn.
BNEWS: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo được coi là một bước đi chiến lược nhằm gia tăng lợi ích kinh tế, tăng cường an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Ông có đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách gì để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo?
TS. Trần Toàn Thắng: Thực ra, các định hướng và giải pháp trong Chiến lược về năng lượng tái tạo của Việt Nam năm 2015 đã đưa ra khá đầy đủ, bao gồm nhiều nhóm giải pháp từ điều tra quy hoạch tới thị trường, tài chính, nhân lực, truyền thông…Vấn đề là chi tiết hóa và cơ chế thực hiện, giám sát việc thực hiện cần phải làm tốt hơn nữa. Trong thực tế, có khá nhiều chiến lược được xây dựng nhưng hiệu quả chưa cao, cần phải rút kinh nghiệm để làm thực chất hơn. Thêm nữa, như tôi đã đề cập, có những khó khăn cốt lõi về kinh tế và kỹ thuật mà sẽ dẫn tới việc phải đánh đổi giữa các mục tiêu. Tuy nhiên vẫn có những điểm có thể dung hòa. Ví dụ vấn đề trợ cấp giá cho các đơn vị sản xuất năng lượng tái tạo cần xây dựng đồng hành và trên cơ sở cắt giảm phần trợ cấp gián tiếp cho ngành than cho nhiệt điện.Hoặc vấn đề chi tiêu từ thuế đánh vào môi trường hiện nay nếu được sử dụng để thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ tốt hơn. Hiện nay, khoản thuế này đã chiếm tới gần 5% thu ngân sách, trong khi chi tiêu cho sự nghiệp môi trường mới chỉ ở mức xấp xỉ 1%. Bộ Tài chính đang dự thảo để tăng gấp đôi khung thuế môi trường với xăng dầu, nhưng cũng không đưa ra kế hoạch hỗ trợ, sử dụng khoản tăng thêm này đi kèm với các năng lượng thay thế khác như thế nào.
Điều quan trọng hơn cả vẫn là cải thiện môi trường đầu tư và thể chế qua đó nhà nước phải đưa ra các tín hiệu cải cách thống nhất và dài hạn, từ đó mới giúp các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào nguồn năng lượng này. BNEWS: Trân trọng cảm ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có nhiều hành động thúc đẩy tăng trưởng xanh
13:17' - 12/01/2017
Hiện nay, Việt Nam đã có 5 bộ, 30 tỉnh, thành phố xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển kinh tế địa phương
11:08' - 31/10/2016
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, đây là vấn đề lâu dài và đã được quan tâm, nhưng chưa làm được nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại
10:47' - 05/10/2016
Ngày 5/10 , Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương, kết nối qua cầu truyền hình với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam vận hành tốt dù thách thức gia tăng
11:28' - 27/09/2016
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vận hành tốt, nhưng đang bị cản trở bởi một số thách thức, do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Pháp: Việt Nam rất năng động và là thị trường ngày càng được chú ý
16:07' - 12/09/2016
Trang thông tin điện tử Capital.fr của Pháp vừa có bài viết đánh giá Việt Nam rất năng động và đang trở thành thị trường ngày càng được Pháp chú ý đến.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam – “Con hổ” châu Á đang trỗi dậy
17:11' - 23/08/2016
Trang "Indian Defence Review" vừa đăng bài viết có tiêu đề “Việt Nam: Con hổ châu Á đang trỗi dậy”.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể dỡ bỏ thuế quan khi USMCA được đàm phán lại
09:45' - 23/05/2025
Theo ông Rob Wildeboer, người đứng đầu công ty sản xuất phụ tùng ô tô Martinrea International Inc, Mỹ sẽ dỡ bỏ thuế quan ô tô khi Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) được đàm phán lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều nước kêu gọi Mỹ cân nhắc việc áp thuế mới đối với chip bán dẫn
08:40' - 23/05/2025
Bộ Thương mại Mỹ đã tiếp nhận 206 đơn kiến nghị liên quan đến cuộc điều tra đối với chip bán dẫn, thiết bị sản xuất chip bán dẫn.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Cải cách và xanh hóa sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao
16:53' - 22/05/2025
Theo WB, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế và thúc đẩy mô hình phát triển xanh để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Ý kiến và Bình luận
Các Bộ trưởng thương mại BRICS tái khẳng định cam kết với chủ nghĩa đa phương
08:52' - 22/05/2025
BRICS sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội khối về thương mại số, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo về an toàn lao động khi thi công các công trình thủy điện
13:14' - 21/05/2025
PGS.TS Vũ Thanh Ca, Nguyên Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chia sẻ với phóng viên TTXVN xoay quanh vấn đề xây dựng thủy điện và đảm bảo an toàn trong thi công.
-
Ý kiến và Bình luận
“Bộ tứ trụ cột” để Việt Nam cất cánh: Động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
10:59' - 21/05/2025
Trong điều kiện đặc thù của Việt Nam hai khái niệm “kinh tế tư nhân” và “định hướng xã hội chủ nghĩa” không hề đối chọi nhau, không cản trở nhau mà cùng song hành.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo áp lực giá
10:09' - 21/05/2025
Ngày 20/5, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo ra áp lực tăng giá và kêu gọi thận trọng trước khi điều chỉnh lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam mong muốn hợp tác hiệu quả với WHO
08:38' - 21/05/2025
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn đã có bài phát biểu, tập trung vào quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
-
Ý kiến và Bình luận
Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
11:18' - 20/05/2025
Các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.