Cấm vận của Mỹ - Nguyên nhân đằng sau khủng hoảng Venezuela
Bộ phận Thảo luận Kinh tế thuộc Trung tâm Chiến lược Địa chính trị Mỹ Latinh (Celag) nhận định, nền kinh tế Venezuela đã có thể đạt được mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao hơn Argentina, nếu Tổng thống Nicolas Maduro được tiếp cận với tài chính quốc tế tương tự như Tổng thống Mauricio Macri trong ba năm đầu nắm quyền.
Báo cáo của Celag nhấn mạnh mức thiệt hại to lớn mà các lệnh cấm vận tài chính có thể gây ra cho một nền kinh tế khi cho rằng sự tấn công từ bên ngoài vào năng lực kinh tế và sản xuất có thể khiến một quốc gia sụp đổ chỉ trong vòng vài năm, và đó thường là khúc dạo đầu cho một cuộc can thiệp quân sự sau đó.
Các tác giả của nghiên cứu cũng khẳng định cái được cho là khủng hoảng nhân đạo và tình trạng rời bỏ đất nước của hàng trăm nghìn người dân Venezuela bắt nguồn từ việc trừng phạt kinh tế của Mỹ và nhóm đồng minh.
Với việc bị tẩy chay khỏi các thị trường tài chính quốc tế, không được phép sử dụng thị trường tín dụng để đáo hạn cũng như vay nợ mới, đã khiến Venezuela, đất nước vốn chỉ dựa vào việc xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ chính, càng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề hơn nhiều so với các nền kinh tế được đa dạng hóa.
Theo Celag, một trong những hậu quả khác mà lệnh cấm vận gây ra cho Caracas là rủi ro cao trong việc thanh toán nợ nước ngoài, kể cả khi việc này được tiến hành thường xuyên và đúng hạn. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đã gia tăng điểm rủi ro của Venezuela lên hơn 2.000 điểm kể từ năm 2015, và đỉnh điểm là 5.000- 6.000 điểm trong thời gian gần đây.
Như vậy, món nợ nước ngoài mà Venezuela phải trả hàng năm, tính từ năm 2013 tới năm 2017, là hơn 17 tỷ USD, khoảng 3,3 tỷ mỗi năm. Nếu con số này cộng thêm khoản 95 tỷ USD mà các lĩnh vực công của Venezuela bắt đầu không được nhận, cũng từ năm 2013 do lệnh cấm vận, thì tổng số tiền mỗi năm Caracas thiệt hại là 19,2 tỷ USD.
Celag kết luận, chiến dịch tẩy chay tài chính do Mỹ đứng đầu, cũng đồng nghĩa là một cuộc khủng hoảng kinh tế đối với Venezuela, và trên hết, là sự cản trở để khôi phục lại sức sản xuất quốc gia do thiếu ngoại tệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Gazprombank phong toả tài khoản tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela
20:01' - 17/02/2019
Ngân hàng Gazprombank của Nga đã đóng băng các tài khoản của Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) và ngừng các giao dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Những "điểm tựa" cho kinh tế Venezuela
05:30' - 14/02/2019
Venezuela tồn tại chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu dầu khí, một mặt hàng luôn có thể tìm được khách hàng trên thị trường thế giới. Mỹ hiện đang là khách hàng lớn nhất của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Trừng phạt ngành dầu mỏ Venezuela - lợi bất cập hại đối với Mỹ
07:00' - 08/02/2019
Theo bình luận của BBC Mundo, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng “mọi lựa chọn” nhằm giải quyết vấn đề Venezuela đều đã được đặt lên bàn, điều gì sẽ xảy ra nếu đó là sự lựa chọn mang tên dầu mỏ?
-
Kinh tế Thế giới
Khó khăn chồng khó khăn đối với Venezuela
05:30' - 03/02/2019
Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới sau khi Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát Juan Guaido tự nhận là "tổng thống lâm thời" hôm 23/1.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Venezuela là bất hợp pháp
18:10' - 29/01/2019
Ngày 29/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela là bất hợp pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp dụng trừng phạt kinh tế đối với Venezuela
11:08' - 29/01/2019
Nhằm gia tăng áp lực với chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Mỹ thông báo quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt bổ sung đối với tập đoàn dầu khí quốc gia PDVSA của Venezuela.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.