Những "điểm tựa" cho kinh tế Venezuela
Quyết định của Chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaido tự phong là “tổng thống lâm thời” và quyết định của Mỹ và khá nhiều nước Mỹ Latinh “công nhận” ông này đã làm gia tăng căng thẳng và đào sâu thêm tính phân cực trên chính trường Venezuela.
Lời giải thích cho cuộc khủng hoảng Venezuela chủ yếu là từ nội tại: một nền kinh tế trật bánh (lạm phát 1 triệu % trong năm ngoái), sự suy mòn xã hội dẫn tới thảm họa (62% dân số nghèo đói theo tính toán của một số trường đại học), tỷ lệ án mạng cao nhất nhì Mỹ Latinh (89 vụ/100.000 dân mỗi năm) và một xã hội đang phân rã (khoảng 2 triệu người di cư trong 2 năm qua, bao gồm gần như toàn bộ tầng lớp trung lưu).Bất chấp điều đó, Tổng thống Nicolas Maduro vẫn duy trì được quyền lực, cơ bản nhờ ba "điểm tựa".Thứ nhất là quyền kiểm soát theo trục dọc đối với Lực lượng vũ trang Bolivar, lực lượng không phải là một “đồng minh” của chính phủ mà thực ra là thành phần nòng cốt ngạch hành pháp.Thứ hai là những tàn dư của tính hợp hiến và hợp lý còn giữ lại được như kết quả của những tiến bộ xã hội đáng nể mà các chính phủ của cố Tổng thống Hugo Chávez từng làm được, cùng với sự phản cảm mà phe đối lập tạo ra trong các bộ phận quần chúng lao động, điều giải thích vì sao những người dân nghèo “không rời ổ chuột để xuống đường” theo những lời kêu gọi biểu tình của phe đối lập. Bổ trợ cho sự ủng hộ xã hội ở mức tương đối này đối với chính phủ là các chương trình trợ cấp, thiếu trật tự và hiệu quả nhưng bao gồm một mạng lưới cung ứng khổng lồ lương thực cơ bản, được phân phối căn cứ theo Thẻ căn cước Ái quốc (đồng thời có thể dùng để bầu cử) và thực tế rằng các dịch vụ công như điện, nước, tàu điện ngầm, Internet, gần như là miễn phí, dù đây là kết quả của tình trạng lạm phát phi mã hơn là do chính sách điều hành kinh tế của chính phủ.Và điểm tựa thứ ba là cho sự tồn vong của chính quyền theo tư tưởng Bolivar là sự ủng hộ địa chính trị của các cường quốc như Nga và Trung Quốc, và của các nước mới nổi như Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước hỗ trợ tài chính, năng lượng và quân sự trong những thời điểm tồi tệ nhất và chứng tỏ rằng chính phủ của phái Chávez không phải bị cô lập hoàn toàn, mặc dù với cái giá phải trả là khối nợ khổng lồ và thế chấp phần lớn tài nguyên mỏ và dầu khí của đất nước.Trong bối cảnh đó, lối thoát khả thi duy nhất hiện tại là một cuộc đàm phán giữa hai bên đối đầu tại Venezuela, điều mà trong quá khứ từng có lúc khả thi nhưng hiện tại gần như bị loại bỏ.Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận ông Guaido là "tổng thống lâm thời" có thể tước đoạt từ tay chính quyền Tổng thống Maduro các tài sản dưới danh nghĩa nhà nước Venezuela, và cũng khiến tập đoàn dầu khí quốc gia PDVSA không được nhận các khoản thanh toán cho hoạt động xuất khẩu dầu khí, như hai nhà kinh tế đối lập Francisco Rodríguez và Luis Oliveros đã chỉ ra.Quyền kiểm soát Citgo, tài sản của PDVSA tại Mỹ, có thể được chuyển sang tay ông Guaidó. Nếu điều này trở thành hiện thực, thì doanh nghiệp dầu khí nhà nước này sẽ phải tìm những địa điểm mới để gửi dầu thô của mình mà hiện đang được các nhà máy của Citgo lọc tại Mỹ. Trong cuộc tranh cãi ồn ào này, không mấy ai nhắc tới một chi tiết quan trọng chiến lược: hiện nay Mỹ vẫn là khách hàng lớn nhất của PDVSA.Tương tự, chính quyền Trump có thể áp đặt thêm các lệnh trừng phạt mới, một loạt biện pháp tiềm năng, trong đó có việc hạn chế, thậm chí là cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu khí của Venezuela. Tuy nhiên, dù có những mưu toan to lớn, hiệu ứng trên thực tế của các biện pháp này không quá lớn: Venezuela không phải là một hòn đảo và không dễ bị cô lập, cấm vận như Cuba.Hơn nữa, quốc gia Nam Mỹ này tồn tại chủ yếu dựa vào hoạt động xuất khẩu dầu khí, một mặt hàng luôn có thể tìm được khách hàng trên thị trường thế giới (trong đó trước hết là Mỹ, khách hàng lớn nhất của dầu thô xuất khẩu Venezuela). Rõ ràng là có sự can thiệp của Mỹ, nhưng nó là không đủ để lật đổ phái Chávez cầm quyền./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Venezuela bác bỏ tổ chức bầu cử tổng thống sớm
09:22' - 04/02/2019
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã bác bỏ lời kêu gọi của các nước EU về việc tổ chức bầu cử tổng thống sớm, sau khi lãnh đạo phe đối lập, ông Juan Guaido tự phong là Tổng thống lâm thời nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Khó khăn chồng khó khăn đối với Venezuela
05:30' - 03/02/2019
Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị mới sau khi Chủ tịch Quốc hội do phe đối lập kiểm soát Juan Guaido tự nhận là "tổng thống lâm thời" hôm 23/1.
-
Kinh tế Thế giới
Liên hợp quốc chỉ công nhận Chính phủ của Tổng thống Venezuela Maduro
08:42' - 02/02/2019
Liên hợp quốc chỉ công nhận tính chính danh của Tổng thống hợp hiến Venezuela Nicolás Maduro, coi đây là nguyên thủ duy nhất của quốc gia Nam Mỹ này.
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Venezuela là bất hợp pháp
18:10' - 29/01/2019
Ngày 29/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA của Venezuela là bất hợp pháp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.