Cán cân được – mất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung (Phần 1)
Washington dự kiến tiếp tục áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng khác của Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD.
Phản ứng trước những động thái quyết liệt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này buộc phải đưa ra những biện pháp trả đũa.Trước đó, Trung Quốc đã đe dọa sẽ ra đòn trả đũa đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Đợt đầu cũng trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 545 mặt hàng, chủ yếu là đậu tương.
Đến nay, Trung Quốc và Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho “một phen sống mái” trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ sẽ lớn đến mức nào và sẽ kéo dài trong bao lâu? Nước nào sẽ thắng và nước nào sẽ bại trong cuộc chiến đó?
Nguy cơ căng thẳng leo thang thành cuộc đại chiến thương mại...Theo Thương báo (Hong Kong), kể từ khi Mỹ đe dọa áp mức thuế quan mang tính trừng phạt đối với các sản phẩm từ Trung Quốc hồi cuối tháng 3/2018, các quan chức cấp cao Trung-Mỹ đã trải qua 3 vòng đàm phán. Mặc dù phía Trung Quốc đã đưa ra thỏa hiệp và nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán, cho thấy họ không muốn xảy ra một cuộc chiến thương mại, nhưng phía Mỹ sau một thời gian ngắn do dự, ngày 15/6 đã tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% đối với số hàng hóa trị giá khoảng 50 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc.Ngày 15/6/2018 là sinh nhật lần thứ 65 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó 1 ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vẫn còn ở Bắc Kinh chúc mừng sinh nhật Tập Cận Bình. Mặc dù có thể Mỹ không cố ý chọn ngày này để gây khó khăn cho Trung Quốc, nhưng rõ ràng sự trùng hợp này đã khiến Trung Quốc khó chịu.Đương nhiên, sự trùng hợp nói trên không phải là lý do chính nổ ra cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, mà nguyên nhân chủ yếu là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc quá lớn, cũng như Mỹ ngày càng cảm nhận được sự hung hăng của Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ. Theo quan điểm của chính quyền Trump, các quy tắc thương mại thế giới do họ vạch ra khiến các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc đang kiếm lợi từ Mỹ, đã đến lúc không thể không bảo vệ lợi ích của nước Mỹ, vì vậy, Mỹ cần phải lựa chọn những biện pháp ngoài thông lệ.Sự "quân phiệt" của chính quyền Trump cũng đã đẩy Trung Quốc vào góc tường. Việc sử dụng các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các phương thức đặc sắc Trung Quốc là một công cụ quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm qua. Đến nay, Mỹ muốn xóa bỏ chỗ dựa này của Trung Quốc bằng cách mở một cuộc chiến thương mại. Điều này đối với Trung Quốc không chỉ là vấn đề bộ mặt, mà còn là việc “giải quyết tận gốc”. Trung Quốc không thể rút lui, chỉ có thể thực hiện một cuộc “phản công tự vệ” về thương mại.Sau khi Mỹ công bố danh sách các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, Trung Quốc cũng nhanh chóng công bố các biện pháp trả đũa với quy mô, mức độ và tiến trình tương tự. Hai bên đều “súng đã trên tay, đạn đã lên nòng”.Xét trên các lĩnh vực mà hai bên sẽ “giao chiến”, các hạng mục thuế với mà Mỹ dành cho Trung Quốc chủ yếu tập trung vào thiết bị cơ khí, dụng cụ quang học và thiết bị điện, danh sách áp thuế được chia thành 34 tỷ USD cho các hạng mục trừng phạt giai đoạn đầu và 16 tỷ USD cho các hạng mục trừng phạt giai đoạn sau, với ý đồ rõ ràng là "đánh" vào ngành công nghiệp chế tạo của Trung Quốc. Biện pháp trả đũa của Trung Quốc cũng chia làm 2 giai đoạn với mức áp thuế tương tự, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thủy sản, trái cây, thịt gia súc, gia cầm và than đá, dầu nhiên liệu, ô tô... với ý đồ tấn công các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng và ô tô, vốn là “kho phiếu bầu” của D. Trump.Đồng thời, Mỹ đã tuyên bố nếu Trung Quốc tung đòn trả đũa, Mỹ sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, danh sách áp thuế sẽ mở rộng lên tới 100 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đã quyết định phản đòn, đồng thời đưa ra danh sách trả đũa với quy mô tương tự Mỹ đưa ra. Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ dường như sẽ nâng cấp lên thẳng mức 100 tỷ USD. Nếu thực sự như vậy, đây chắc chắn sẽ là một cuộc đại chiến thương mại.... khiến đôi bên cùng thua thiệtTuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Ai sẽ được hưởng lợi hơn từ cuộc chiến thương mại này? Câu trả lời vẫn như cũ: Không có ai được hưởng lợi hơn ai. Nói cách khác, không có người thắng trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, chỉ có ai là kẻ thua thiệt hơn mà thôi.Đã là cùng thua, vậy sẽ xem bên nào có sức chịu đựng và tinh thần ngoan cường hơn. Điều này được quyết định dựa trên 2 khía cạnh: Một là khả năng đối phó với sức ép mà cuộc chiến thương mại mang đến cho tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong nước; Hai là năng lực ứng phó với hậu quả cuộc chiến thương mại của nhà cầm quyền, vai trò của nhà cầm quyền có vững chắc hay không.Về sức chịu đựng cuộc chiến thương mại, Trung Quốc và Mỹ có sở trường và sở đoản riêng. Mỹ mạnh về sức mạnh tổng hợp và vai trò lãnh đạo thế giới của một siêu cường, trong khi Trung Quốc lại mạnh về quyền lực của chính quyền và khả năng huy động các nguồn lực trong nước. Một khi nổ ra chiến tranh thương mại, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong ngắn hạn sẽ chịu tác động không hề nhỏ, đem lại nhiều rắc rối cho việc ổn định kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, khả năng đối phó với những rắc rối tương tự của Chính phủ Trung Quốc đã được kiểm chứng nhiều lần nên họ có kinh nghiệm phong phú. Trong khi đó, mặc dù những tổn thất kinh tế mà cuộc chiến thương mại gây ra cho nước Mỹ không lớn như Trung Quốc, nhưng việc chính quyền Trump có thể trụ vững trước những kháng nghị và các cuộc biểu tình của các ngành nghề chịu tổn thất hay sự công kích của các đảng đối lập hay không, đặc biệt là có thể giữ được phiếu bầu hay không, cũng chưa thể biết được./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ luôn hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc
14:17' - 18/07/2018
Theo Công ty tư vấn EY công bố, Thụy Sỹ luôn ở trong "tầm ngắm" của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
EU tìm cách phòng vệ khi xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn tăng
14:07' - 18/07/2018
Ủy ban châu Âu (EC) trong tuần này sẽ công bố các biện pháp “phòng vệ” tạm thời đã được đề xuất để hạn chế nhập khẩu thép nhằm đáp lại việc Mỹ áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc của Mỹ về vi phạm quy định WTO
08:02' - 18/07/2018
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng Bắc Kinh vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), khẳng định nước này tiếp tục tuân thủ những quy tắc đó và kêu gọi Mỹ làm điều tương tự.
-
Kinh tế Thế giới
Theo dòng thời sự: Trung Quốc-EU “đồng sàng, dị mộng”
19:19' - 17/07/2018
Xét ở nhiều góc độ, Trung Quốc và EU vẫn còn một khoảng cách khá xa trong việc tìm kiếm lập trường chung để đối phó với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% năm 2018
15:04' - 17/07/2018
Trung Quốc tự tin sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng quanh mức 6,5% năm nay bất chấp kinh tế Trung Quốc dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn trong 6 tháng cuối năm do căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Giá gạo nếp lại sụt giảm do Trung Quốc thay đổi chính sách thuế
19:14' - 16/07/2018
Hơn 2 tuần nay, tình hình tiêu thụ gạo nếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá khó khăn, do chính sách thay đổi thuế nhập khẩu của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.