Cán cân thương mại Mỹ-Trung có cải thiện dù căng thẳng vẫn hiện hữu
Theo số liệu của bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/2, mức thâm hụt thương mại hàng hóa Mỹ đã giảm khoảng 10% xuống còn 310,8 tỷ USD vào năm 2020, sau khi đã giảm 18% vào năm 2019 từ mức thâm hụt cao kỷ lục hồi năm 2018 là 418,95 tỷ USD. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là nguyên nhân gây ra tới 1/3 tổng thâm hụt hàng hóa của Mỹ.
Giáo sư Eswar Prasad thuộc Đại học Cornell nhận định với tờ Wall Street Journal ngày 5/2 rằng dù có giảm nhưng mức thâm hụt thương mại của Mỹ vẫn còn rất lớn.
Ý định sẽ duy trì cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden cho thấy sẽ khó có thể giảm bớt căng thẳng giữa hai nước trong thời gian tới.
Chính quyền của ông Biden cho biết hiện đang xem lại các chính sách thương mại từ thời cựu Tổng thống Trump và chưa đưa ra tuyên bố chính thức có tiếp tục thực thi và gia hạn thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung ký mà ông Trump ký với Bắc Kinh cách đây một năm hay không.
Theo thỏa thuận giai đoạn 1 này, Trung Quốc phải nhập thêm những loại hàng hóa Mỹ nhất định nhưng Mỹ vẫn đánh thuế khoảng 370 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại ngày 4/2 vừa qua, ông Biden đã gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất” của Mỹ và cho thấy ông sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh nếu cần phải làm vậy vì lợi ích của nước Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Biden cũng tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc trong nhiều vấn đề.
Giới chuyên gia nhận định rằng chính quyền của ông Biden có thể sẽ nỗ lực giải quyết các vấn đề thương mại với Trung Quốc trong khuôn khổ đàm phán rộng hơn nhằm cải thiện quan hệ song phương.
Ông Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu chính quyền của ông Biden có thể chuyển nội dung đàm phán với Trung Quốc khỏi những tiêu chí mang tính bề mặt như thâm hụt thương mại và tập trung vào những tiêu chí mang tính thực chất hơn về việc làm, đổi mới, khả năng phục hồi chuỗi cung và an ninh quốc gia hay không.
Theo báo cáo của bộ Thương mại Mỹ ngày 5/2, tính cả năm 2020, thâm hụt thương mại hàng hóa, dịch vụ của Mỹ tăng 17,7% lên 678,7 tỷ USD trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm sút vì đại dịch.
Đây cũng là mức thâm hụt cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc vẫn là một trong những điểm sáng đối với Mỹ.
Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ vào Trung Quốc tăng 17,1% lên 124,6 tỷ USD trong năm 2020 trong khi nhập khẩu hàng Trung Quốc giảm 3,6% xuống còn 435,4 tỷ USD.
Những mặt hàng Mỹ tăng xuất khẩu vào Trung Quốc có thể kể tới đậu tương, dầu thô, sợi bông và ngô, và đây đều là những mặt hàng Trung Quốc đã cam kết mua theo Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ký với ông Trump cách đây một năm.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không đảm bảo được mục tiêu mua tăng các hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng của Mỹ theo cam kết trong thỏa thuận.
Số liệu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy, Trung Quốc đã mua 93,7 tỷ USD hàng Mỹ trong năm 2020, thấp hơn rất nhiều mức 159 tỷ USD mà Bắc kinh đã cam kết trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Bắc Kinh cho biết họ chậm mua hàng do đại dịch.
Trong năm 2020, Mỹ giảm nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại nhập nhiều hơn từ các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam và Thái Lan bởi một số công ty của Mỹ đã chuyển các cơ sở sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư nước ngoài tăng lượng nắm giữ trái phiếu của Trung Quốc tháng thứ 26 liên tiếp
18:08' - 04/02/2021
Các nhà đầu tư nước ngoài tháng 1/2021 đã tăng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ của Trung Quốc tháng thứ 26 liên tiếp, khi kinh tế nước này phục hồi nhanh hơn dự kiến và đồng nhân dân tệ vững giá.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ xem xét lại thỏa thuận Giai đoạn 1 với Trung Quốc
15:01' - 30/01/2021
Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ xem xét tất cả các biện pháp đảm bảo an ninh quốc gia mà cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước thu hút FDI lớn nhất thế giới
16:02' - 25/01/2021
Trung Quốc là nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất trong năm 2020, với tổng cộng 163 tỷ USD, so với số vốn FDI mà Mỹ thu hút trong cùng kỳ là 134 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phát triển du lịch nông nghiệp để gia tăng giá trị kinh tế
15:02'
Chính phủ Indonesia đang khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp kết hợp với du lịch, hay còn gọi du lịch nông nghiệp ở tất cả các vùng để tăng giá trị kinh tế ngoài hàng hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia y tế hàng đầu Mỹ đánh giá tích cực về vaccine Sputnik-V
13:30'
Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID), Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 6/3 đánh giá dữ liệu từ vaccine ngừa bệnh COVID-19 của Nga Sputnik V “có vẻ khá tốt”.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ đàm phán với Mỹ về nguồn cung nguyên liệu sản xuất vaccine COVID-19
07:38'
Liên minh châu Âu (EU) sẽ khởi động đàm phán với Washington vào ngày 8/3 nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu từ Mỹ để sản xuất vaccine COVID-19, mặt hàng hiện đang được thắt chặt hạn chế xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Hơn 85% hộ gia đình sẽ nhận được thanh toán từ dự luật cứu trợ COVID-19
07:37'
Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD đồng nghĩa với việc khoản thanh toán trị giá 1.400 USD cho toàn bộ người dân Mỹ sẽ được triển khai trong tháng này.
-
Kinh tế Thế giới
Người dân Mỹ tiết kiệm nhiều hơn trong đại dịch, đặc biệt là người giàu
16:27' - 06/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã "xóa sổ" hàng triệu việc làm ở Mỹ, nhưng nó lại có tác động không ngờ tới là tăng tỷ lệ tiền tiết kiệm của người Mỹ, đặc biệt là những người giàu có.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đảng Dân chủ tiếp tục nỗ lực thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
16:27' - 06/03/2021
Thượng viện Mỹ ngày 6/3 đã thông qua một đề xuất của đảng Dân chủ theo đó Chính phủ sẽ cấp khoản hỗ trợ thất nghiệp 300 USD mỗi tuần cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
California cho phép các điểm giải trí ngoài trời mở cửa hạn chế từ ngày 1/4
14:41' - 06/03/2021
Cơ quan Y tế bang California ngày 5/3 đã “bật đèn xanh” cho Disneyland cùng các công viên giải trí khác và sân vận động ngoài trời nối lại hoạt động sớm hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Canada lần đầu tiên đạt thặng dư thương mại kể từ năm 2019
14:06' - 06/03/2021
Ngày 5/3, Cơ quan Thống kê Canada (StatsCan) cho biết, thặng dư thương mại trong tháng 1/2021 của nước này đạt 1,4 tỷ CAD (tương đương 1,106 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Mỹ gia tăng trong tháng 1/2021
09:08' - 06/03/2021
Bộ Thương mại Mỹ ngày 5/3 cho hay, thâm hụt thương mại của Mỹ tăng nhẹ trong tháng 1/2021 do mức tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu nhanh hơn xuất khẩu.