Cần một cảng lớn trung chuyển hàng hóa cho cả vùng ĐBSCL
Trước thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều yếu kém, xuống cấp, chưa kết nối lưu thông đồng bộ và cả 13 tỉnh chưa có một cảng nước sâu trung chuyển hàng tạo động lực phát triển cho cả vùng, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong khu vực để tìm hướng tháo gỡ “điểm thắt” giao thông cho toàn vùng và thống nhất đề xuất Chính phủ phê duyệt xây dựng một cảng nước sâu tại Sóc Trăng.
* Tháo gỡ những “điểm nghẽn” Ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển Bộ GTVT cho biết: "Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 4 phương thức vận tải là đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.Theo thống kê, hoạt động vận tải hàng hoá của vùng ĐBSCL đạt 131,7 triệu tấn hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,2%/năm trong giai đoạn 2010-2017. Theo đó, vận tải hàng hóa bằng đường thủy là chủ đạo chiếm 70%; vận tải hàng hóa đường bộ chiếm 30%. Đối với hoạt động vận tải hành khách, vùng ĐBSCL đạt 707,7 triệu lượt người trong năm 2017, tăng trưởng bình quân 3,4% /năm giai đoạn 2010-2017.
Vận tải hành khách đường bộ là chủ yếu chiếm 83,4%; vận tải hành khách đường thủy nội địa chiếm 16,6%. Về vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách đối với đường hàng không trong khu vực ĐBSCL hiện còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng của khu vực với khoảng 19 triệu dân và lượng hàng hóa khá lớn.
Trong lĩnh vực đường bộ, mạng lưới giao thông của vùng ĐBSCL gồm 6 tuyến trục dọc và 9 tuyến trục ngang. Do nguồn lực hạn hẹp nên các tuyến trục dọc, trục ngang và một số tuyến quốc lộ huyết mạch trong vùng chưa được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch.Theo Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, ĐBSCL là vùng có điều kiện thuận lợi về thời tiết, địa hình nhưng phát triển kinh tế-xã hội lại ngày càng tụt hậu, thu ngân sách, bình quân đầu người, điều kiện sống của người dân còn thấp so với nhiều vùng trong cả nước. Một trong những nguyên nhân là do kết nối hạ tầng giao thông của ĐBSCL yếu kém, tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của khu vực chưa được khai thác đúng mức.
Để phát triển mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL được thông suốt, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển về lâu dài, tới đây, Bộ GTVT sẽ tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc trong vùng cũng như nâng cấp các tuyến huyết mạch. Thực tế gần đây đã xuất hiện những điểm nghẽn giao thông gây ách tắc cục bộ, quốc lộ 1A có nhiều đoạn xuống cấp, ngập sâu mỗi khi thủy triều dâng cao. Một số tuyến đường quan trọng hoặc cầu qua sông chưa được kết nối dẫn tới chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của khu vực. Do đó, cần phải ưu tiên kêu gọi đầu tư đối với các dự án có tính kết nối, lan tỏa. Bên cạnh đó, tăng cường kết nối hệ thống giao thông vận tải các tỉnh trong vùng, liên vùng và quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế đường thuỷ nội địa, đường biển sẵn có. Đây là giải pháp hữu hiệu nhằm khơi thông, phát triển hệ thống giao thong vận tải trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, giai đoạn 2018-2020, Bộ sẽ triển khai sớm một số tuyến đường có tính chất động lực, tính kết nối liên vùng và tháo gỡ điểm nghẽn của vùng. Cụ thể như xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, đường N2 nối Long An - Đồng Tháp và Kiên Giang; nâng cấp quốc lộ 60 đoạn cầu Rạch Miễu - Cổ Chiên; nâng cấp kênh Chợ Gạo 2, dự án logistics ĐBSCL; kêu gọi đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi nối Sóc Trăng với Trà Vinh và cầu Rạch Miễu 2; đầu tư xây dựng cảng Trần Đề; nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ…nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển cho cả vùng. * Cần một cảng lớn trung chuyển ĐBSCL có tổng chiều dài đường thủy lên tới hơn 14.826km, toàn vùng có tới 57 cảng thuỷ nội địa và 3.988 bến thuỷ nội địa. Tuy nhiên, trên 85% các cảng tập trung phân tán, manh mún; phần lớn chỉ có công suất xếp dỡ nhỏ hơn 10.000 tấn năm, chưa có bến gom hàng cho các cảng thuỷ nội địa lớn trong vùng. Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hiện nay, 13 tỉnh ĐBSCL không có một cảng lớn, tất cả hàng hóa đều phải chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc vùng Đông Nam Bộ. Đây là một bất cập lớn. Nếu có cảng biển, sân bay tốt, ĐBSCL sẽ có cơ hội phát triển thành điểm tập kết, xuất nhập hàng hoá cho khu vực, giảm thiểu chi phí vận tải, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông… Đồng thuận với đề xuất cần có một cảng lớn cho cả vùng ĐBSCL, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực cơ bản thống nhất việc kêu gọi đầu tư một cảng có tính chất cửa ngõ vùng ĐBSCL để phục vụ trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu trực tiếp, góp phần phát triển kinh tế xã hội của khu vực; trong đó, việc lập điều chỉnh quy hoạch cảng biển Sóc Trăng là cảng biển loại IA, cảng biển cửa ngõ cho khu vực ĐBSCL với bến cảng chính là cảng Trần Đề, đáp ứng cho tàu trên 100.000 DWT phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa cho vùng là hợp lý và cần thiết. Ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển, Bộ GTVT cho biết thêm: "Hiện 90% hàng hoá xuất nhập khẩu vào vùng ĐBSCL được vận chuyển bằng đường biển, nhưng 80% lượng hàng hoá lưu thông qua cụm cảng vùng Đông Nam Bộ.Do đó, đề xuất đầu tư xây dựng cảng biển đáp ứng tàu hàng rời đến 200.000 tấn, tàu hàng tổng hợp, container đến 100.000 tấn và trên 100.000 tấn, phục vụ hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng ĐBSCL đang là vấn đề cần sớm được tính tới".
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho rằng, cần thiết xem xét dự án cảng nước sâu cho cả vùng và cần thiết xây dựng cảng để đón tàu tải trọng lớn phục vụ cho cả vùng, đưa hàng hoá đi cả Campuchia. Hiện dọc sông Hậu đang có nhiều nhà máy nhiệt điện, phải có cảng trung chuyển đưa than về phục vụ nhiệt điện.Tuy nhiên, để cảng phát huy hiệu quả, cần tính đến việc mở rộng các tuyến đường kết nối vào cảng. Cả vùng ĐBSCL hiện có 7 cảng biển và 31 bến cảng, nhưng chỉ đảm nhận được 20%-25% tổng lượng hàng có nhu cầu vận tải bằng đường biển của cả vùng; chưa có cảng tiếp nhận được tàu có tải trọng trên 20.000 DWT. Cảng lớn nhất trong vùng là Cái Cui (Cần Thơ) có năng lực tiếp nhận tàu trên 20.000 DWT nhưng bị hạn chế của luồng sông Hậu nên cũng chưa khai thác hết công suất…
* Cảng tại cửa biển Trần Đề là vị trí ưu tiên số một Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể phân tích: "Nếu so với các cảng biển có thể xây dựng cảng nước sâu trong khu vực ở Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang thì xây dựng cảng nước sâu cho toàn vùng tại cửa biển Trần Đề, Sóc Trăng là thuận lợi nhất vì đây là vị trí thuận tiện nhất, nằm ở trung tâm của vùng, ngay cửa sông Hậu, gần thành phố Cần Thơ, sẵn có tuyến quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối lưu thông hàng hóa thuận tiện…".Ngoài ra, sắp có quy hoạch đường cao tốc nối Tp. Hồ Chí Minh - Cần Thơ - cảng Trần Đề. Bộ GTVT đã nghiên cứu, giao tư vấn nghiên cứu dự án cảng Trần Đề để báo cáo Chính phủ. Tuy nhiên, đầu tư xây dựng cảng nước sâu là rất lớn, ngân sách không thể bỏ ra, cần phải xã hội hóa đầu tư để xây dựng cảng, quan trọng là phải tìm được nhà đầu tư.
Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Sóc Trăng Phan Văn Sáu thống nhất cao việc đề xuất sớm kêu gọi đầu tư xây dựng một cảng lớn cho cả vùng ĐBSCL, theo đó, việc quy hoạch phát triển cảng biển Sóc Trăng – bến cảng Trần Đề là phù hợp với định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ông Sáu nhấn mạnh: “Nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại cửa sông Hậu là cần thiết”.Từ đó, giúp cập nhật Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 6 làm cơ sở cho việc thu hút, kêu gọi đầu tư cảng có tính chất cửa ngõ vùng ĐBSCL; bố trí quỹ đất, quy hoạch hạ tầng kết nối và lập kế hoạch quản lý khai thác các vùng đất, mặt nước phát triển cảng có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Gần đây, Dự án cảng Trần Đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm, Sóc Trăng đã tiếp nhiều nhà đầu tư từ Pháp, Hà Lan đang quan tâm tới vấn đề này.
Ông Phạm Trung Kiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải, cho biết: "Cảng Trần Đề nằm ở cửa sông Hậu và tuyến vận tải thủy sông Mekong sẽ thu hút hàng trung chuyển từ Campuchia (tuyến đường thủy sông Mekong). Đồng thời, còn trung chuyển than nhập khẩu cho các trung tâm điện lực trong vùng, đặc biệt là nhà máy nhiệt điện Long Phú và Sông Hậu". Theo quy hoạch cảng biển Trần Đề giai đoạn đến năm 2030 có nhiều phương án; trong đó, có phương án xây cầu vượt biển dài 10 km, khu cảng 1.750 ha, khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics 4.000 ha và nhiều hạng mục khác có thể tiếp nhận tàu tổng hợp, container có tải trọng lên đến 100.000 tấn, tiếp nhận tàu chở hàng rời đến 160.000 tấn. Tổng vốn đầu tư dự kiến trên 40.000 tỷ đồng, từ xã hội hóa.Ghi nhận các ý kiến góp ý của lãnh đạo các địa phương và đơn vị chuyên môn, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định: Nếu sớm hình thành được một cảng nước sâu, kinh tế của vùng ĐBSCL sẽ có bước phát triển đột phá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng vì hiện nay hạ tầng giao thông đã quá tải, xuống cấp.
Bộ sẽ quyết tâm thực hiện để khu vực ĐBSCL có một cảng nước sâu với thời gian nhanh nhất và sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu Trần Đề trong năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dự báo nguồn nước vụ lúa Đông Xuân tại ĐBSCL gặp khó
12:59' - 24/10/2018
Thời kỳ kết thúc mùa mưa ở khu vực Nam bộ có khả năng sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Do vậy, khả năng ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn đến sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019 là rất cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuất hiện đồng thời vùng áp thấp trên Biển Đông và triều cường ở ĐBSCL
19:31' - 20/10/2018
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay đang xuất hiện đồng thời vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Nam Bộ và triều cường trên các sông ở Nam Bộ.
-
DN cần biết
Khai trương điểm kết nối cung-cầu công nghệ đầu tiên vùng ĐBSCL
19:40' - 03/10/2018
Ngày 3/10, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức khai trương điểm kết nối cung-cầu công nghệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện về chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại mưa lũ tại một số tỉnh ĐBSCL
20:24' - 08/08/2018
Dự báo trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên; đến ngày 10/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 3,35 m.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.