Cân nhắc chia chính sách tài khoá và tiền tệ thành 3 giai đoạn
Cần sớm xây dựng và ban hành chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - đây là nhận định chung của các đại biểu, chuyên gia từ các điểm cầu tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề: Phục hồi và phát triển bền vững do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 5/12.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế sẽ không thể sớm phục hồi và tăng tốc.
Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hàng năm, 5 năm, 10 năm, làm suy yếu thành quả, nỗ lực của cả đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.
Thực tế, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với việc xuất hiện của các biến chủng mới, cũng như thực tế GDP quý III vừa qua giảm 6,17% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm có thể chỉ tăng khoảng 2% đang đặt thách thức lớn cho việc phục hồi và phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, dự địa mở rộng chính sách tài khoá còn và có phần thuận lợi hơn chính sách tiền tệ, trên cơ sở thu ngân sách năm 2021 nhiều khả năng đạt 100% kế hoạch; thâm hụt ngân sách Nhà nước và nợ công được kiểm soát tốt giai đoạn trước; quy mô hỗ trợ tài khóa còn khá khiêm tốn, gần 3% GDP… Ngoài ra, dư địa các gói hỗ trợ khác như giảm tiền điện, cước viễn thông... hiện vẫn còn.
Riêng với chính sách tiền tệ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, dư địa hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng tuy không nhiều nhưng còn, trên cơ sở lãi suất ở mức thấp trong vòng 20 năm và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.
“Gói chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế cần bảo đảm phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hoà với các chính sách khác, đảm bảo hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu. Với dự kiến được thực hiện trong 2 năm 2022-2023, chúng ta có thể cân nhắc chia gói này thành 3 giai đoạn”, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đề xuất. Theo đó, giai đoạn 1 sẽ chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý II/2022); giai đoạn 2 sẽ tập trung tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và tăng tốc (đến hết quý III/2023); và kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý IV/2023).Về phía ông Nguyễn Minh Cường, Kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam (ADB) cũng cho rằng, điều quan trọng đối với ban hành chính sách là cần xác định các mục tiêu phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng gói hỗ trợ với quy mô đủ lớn đáp ứng các tiêu chí kịp thời, đúng đối tượng, đủ dài, đủ bao trùm để mang lại hiệu quả như mong đợi.
Hiện gói ngân sách hỗ trợ cho nền kinh tế chưa đến 3% GDP nên có thể nâng lên khoảng 5-7% GDP. Trong khi dư địa tài khóa được củng cố trong các năm gần đây, an toàn nợ công vẫn được đảm bảo, trong ngắn hạn Việt Nam có thể chấp nhận mức bội cao hơn và nợ công tăng trong giai đoạn 2021-2023 để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên về dài hạn hơn, khi nền kinh tế đã dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu và cải thiện hiệu quả chi ngân sách Nhà nước để thiết lập lại kỷ luật tài khóa trong vòng 3-5 năm sau, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính quốc gia trong giai đoạn 2021-2025.
Đối với chính sách tiền tệ, theo TS. Cấn Văn Lực, chính sách hỗ trợ tiếp tục thực hiện Thông tư 14/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và có thể phải gia hạn, nếu cần.
Đồng thời sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở cả tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp để hỗ trợ các tổ chức tín dụng duy trì lãi suất ở mức thấp, phấn đấu giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tiền có thể xem xét cho vay tái cấp vốn các tổ chức tín dụng để cho vay nhà ở, nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ..., với quy mô 65.000 tỷ đồng; giá trị cấp bù lãi suất chênh lệch ước tính là 6.100 tỷ đồng…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc gói chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ tổng thể phục hồi kinh tế
19:10' - 02/12/2021
Gợi ý về chính sách tài khoá, tiền tệ, sự phối hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội là một trong những nội dung của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đưa ra 3 mục tiêu về điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2022
17:45' - 30/11/2021
Với việc giá cả hàng hóa cơ bản và lạm phát thế giới dự báo giữ ở mức cao do tác động từ thiếu hụt nguồn cung sẽ khiến việc điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 đối mặt với không ít thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khóa để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế
20:29' - 12/11/2021
Ngày 12/11, Quốc hội bước sang buổi làm việc cuối cùng thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tiền tệ phản ứng thế nào trước quyết định của ông Donald Trump?
06:30'
Nhà phân tích Felix Ryan tại ngân hàng ANZ cho biết phản ứng hiện tại có thể dẫn đến sự điều chỉnh ngắn hạn của đồng USD nếu lợi suất trái phiếu Mỹ giảm.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tại sao đồng won lại yếu thế trước sức mạnh của đồng USD?
09:43' - 25/11/2024
Các nhà phân tích và cơ quan quản lý ngoại hối hiện dự đoán rằng giá trị đồng won Hàn Quốc có thể vẫn yếu trong nhiều tháng tới và tỷ giá 1.400 won đổi 1 USD có thể trở thành "mức bình thường mới".
-
Tài chính & Ngân hàng
Thành lập tổ công tác ngành thuế hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử
17:25' - 24/11/2024
Ngành thuế cần thành lập ngay Tổ công tác hỗ trợ cung cấp thông tin từ các sàn thương mại điện tử để hỗ trợ trực tiếp các sàn thương mại điện tử.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vietcombank mở cửa ngoài giờ hành chính phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học
08:03' - 24/11/2024
Vietcombank sẽ mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ nay đến hết ngày 15/1/2025 để phục vụ khách hàng cập nhật thông tin sinh trắc học và thông tin giấy tờ tùy thân.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhà đầu tư chuyển sang tiền điện tử, thị trường chứng khoán ảm đạm
07:48' - 23/11/2024
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc đang mất đà vì tình trạng thiếu thanh khoản và sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đè nặng lên hoạt động giao dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD duy trì sát mức cao nhất trong 13 tháng
15:39' - 22/11/2024
Trong phiên 22/11, đồng USD vẫn ở sát mức cao nhất trong 13 tháng khi các nhà đầu tư đánh giá về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan lên kế hoạch hoãn thanh toán lãi trong 3 năm với các khoản nợ xấu
09:18' - 22/11/2024
Bộ Tài chính Thái Lan đã ấn định ngày cắt hạn cho các khoản nợ xấu là ngày 31/10/2024, để ngăn chặn các tài khoản mới cố tình vỡ nợ nhằm tham gia chiến dịch.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bitcoin nối dài đà tăng, tiến sát ngưỡng 100.000 USD
22:16' - 21/11/2024
Đà tăng của Bitcoin vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền điện tử này đã vượt qua mốc 98.000 USD trong ngày 21/11.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga có thể giảm lãi suất vào năm 2025
16:10' - 21/11/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina không loại trừ việc giảm dần lãi suất cơ bản vào năm 2025 nếu lạm phát chậm lại và không có cú sốc mới bên ngoài.