Canada kêu gọi áp thuế carbon trên quy mô toàn cầu
Đây là phát biểu của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại một cuộc thảo luận do Canada tổ chức bên lề Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, Vương quốc Anh.
Thủ tướng Trudeau cho biết chính phủ của ông đã đấu tranh quyết liệt để thực thi chính sách thuế carbon trước sự phản đối của các đảng đối lập ở Canada, và giờ ông muốn đưa cuộc chiến này ra vũ đài quốc tế.Thủ tướng cho biết chế độ thuế carbon liên bang của Canada (áp dụng đối với các loại nhiên liệu như xăng, dầu sưởi ấm, khí đốt tự nhiên và khí propan) có thể là một mô hình cho các quốc gia khác đang dự tính triển khai các hành động quyết liệt hơn để chống biến đổi khí hậu.
Một luật của liên bang Canada năm 2018 đã yêu cầu các tỉnh ở nước này phải áp giá đối với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, yếu tố góp phần vào hiện tượng nóng lên của Trái đất.Ý tưởng của luật này là mức phí sẽ “ngăn cản” các doanh nghiệp và người tiêu dùng tạo ra các chất gây ô nhiễm. Các tỉnh tại Canada được tự do phát triển hệ thống định giá của riêng mình, miễn là đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của liên bang.
Canada, quốc gia có diện tích rộng lớn và thời tiết lạnh giá, đồng thời cũng là nước xuất khẩu dầu thô chủ chốt trên thị trường thế giới, đang phải vật lộn để kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên trên toàn cầu. Cho đến nay, chưa đến 20% lượng khí thải toàn cầu phải chịu thuế carbon và Thủ tướng Trudeau hy vọng con số trên sẽ tăng gấp ba lần vào cuối thập niên này. Bà Von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ủng hộ đề xuất trên của Thủ tướng Trudeau và cho biết hệ thống thương mại khí thải của Liên minh châu Âu (EU), lần đầu tiên được áp dụng đối với một số ngành công nghiệp trên lục địa này vào năm 2005, đã phát huy hiệu quả. Bộ trưởng Môi trường Canada Steven Guilbeault cho biết nếu thế giới không kiên quyết thúc đẩy một chương trình định giá carbon tiêu chuẩn, Canada sẽ xem xét áp dụng cơ chế điều chỉnh ở biên giới, theo đó sẽ áp thuế đối với sản phẩm từ các quốc gia không có kế hoạch chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ.Ông Guilbeault thừa nhận rằng sự kết hợp của các loại thuế điều chỉnh ở biên giới sẽ làm phức tạp thương mại toàn cầu, nhưng có thể cần phải gửi tín hiệu đến những nước tụt hậu về khí hậu rằng việc gây ô nhiễm mà không bị tính phí sẽ không được Canada và các nước cùng quan điểm chấp nhận.
Eddy Perez, quan chức thuộc tổ chức Climate Action Network Canada, bày tỏ lo ngại thuế carbon toàn cầu sẽ gây áp lực đối với các nước đang phát triển, những nơi ít gây ra biến đổi khí hậu nhưng đang chịu gánh nặng của nhiệt độ toàn cầu tăng./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Hội nghị G20: Những tín hiệu quan trọng về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
19:30' - 02/11/2021
Sau hai ngày hội nghị thượng đỉnh G20, các nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa hiệp có khả năng tạo ra động lực cho COP26, bất chấp những rạn nứt hiện tại vốn càng trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Biden thừa nhận sai lầm khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
08:26' - 02/11/2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bình luận về quyết định trước đây của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc rút nước này khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
-
Tài chính
Italy tăng gấp 3 lần đóng góp tài chính để chống biến đổi khí hậu
20:31' - 01/11/2021
Ngày 31/10, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố rằng nước này sẽ tăng gấp ba lần mức đóng góp tài chính để chống biến đổi khí hậu lên 1,4 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm tới.
-
Doanh nghiệp
Affinity và HDBank tài trợ 300 triệu USD cho phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu
08:49' - 01/11/2021
Ngày 31/10/2021, Quỹ Đầu tư Affinity và HDBank ký kết tài trợ 300 triệu USD cho chương trình phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00'
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.