Canada kỳ vọng sớm giải quyết tranh chấp về cải dầu với Trung Quốc
Tranh chấp đã bùng lên vào tháng 3/2019 trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh leo thang khi Giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt ở Vancouver và hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị bắt ở Trung Quốc sau đó.
Các lệnh cấm và hạn chế mà Trung Quốc áp dụng đối với cải dầu của Canada trong hơn hai năm qua ước tính đã khiến ngành này thiệt hại khoảng 2 tỷ đô-la Canada (CAD, 1,58 tỷ USD).
Kim ngạch xuất khẩu hạt cải dầu của Canada sang Trung Quốc, vốn đạt 2,8 tỷ CAD vào năm 2018 trước khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp hạn chế, đã giảm xuống còn 800 triệu CAD vào năm 2019 và ở mức 1,4 tỷ CAD trong năm 2020, theo Hội đồng cải dầu Canada.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ hai của Canada. Nhưng vào tháng 3/2019, Trung Quốc đã đóng cửa thị trường đối với hai nhà xuất khẩu cải dầu lớn nhất Canada là Viterra và Richardson International, đồng thời thiết lập một chế độ kiểm tra gắt gao hơn, khiến giao dịch thương mại với các nhà xuất khẩu khác của Canada bị chậm lại. Canada đang tìm cách giải quyết tranh chấp này thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Chủ tịch Liên đoàn Nông nghiệp Canada Mary Robinson bày tỏ hy vọng những diễn biến mới đây trong mối quan hệ giữa Canada và Trung Quốc (CFO của Huawei và hai công dân Canada đều đã được tự do) sẽ dẫn đến một môi trường thuận lợi hơn để giải quyết tranh chấp trong thương mại cải dầu.
Tuy nhiên, theo bà Robinson, tình hình này nhấn mạnh sự cần thiết của Canada phải đa dạng hóa hơn nữa thị trường xuất khẩu.
Cải dầu không phải là ngành duy nhất của Canada lo ngại về thị trường Trung Quốc. Hội đồng thịt lợn Canada mới đây cũng đã kêu gọi Chính phủ Canada giải quyết các rào cản thương mại ở Trung Quốc - đang hạn chế các doanh nghiệp chế biến thịt lợn của Canada tiếp cận thị trường châu Á này.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đại dịch COVID-19 phơi bày “huyền thoại” về hệ thống y tế công của Canada
18:04' - 02/10/2021
Canada đang phải trả giá vì đã không đầu tư đầy đủ vào hệ thống chăm sóc y tế và phân bổ nguồn lực kém.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia quan ngại về kế hoạch chi tiêu của Thủ tướng Canada
09:19' - 26/09/2021
Thủ tướng Trudeau đã nhiều lần né tránh các câu hỏi về tác động đối với lạm phát trong kế hoạch chi tiêu của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng tuyển cử tại Canada: Chưa thể kiểm đếm hàng nghìn phiếu bầu qua đường bưu điện
08:39' - 25/09/2021
Theo thông báo ngày 24/9 của Cơ quan tổ chức bầu cử Canada (Elections Canada), 12 khu vực bầu cử ở nước này vẫn chưa bắt đầu quá trình kiểm đếm các lá phiếu gửi qua đường bưu điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tây Ban Nha thông qua gói hỗ trợ 2 tỷ euro nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán
19:18'
Quốc hội Tây Ban Nha ngày 8/6 đã thông qua gói các biện pháp hỗ trợ trên diện rộng nhằm giúp hạn chế tác động của hạn hán đối với các ngành nông nghiệp và nước.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone rơi vào suy thoái kỹ thuật
17:39'
Theo Eurostat-cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã rơi vào tình trạng suy thoái kỹ thuật từ đầu năm 2023, giảm 0,1% trong 2 quý liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Indonesia trấn an giới đầu tư về dự án xây dựng thủ đô mới
15:52'
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tìm cách trấn an giới đầu tư về tính bền vững của dự án thành phố thủ đô mới (IKN) Nusantara ở tỉnh Đông Kalimantan.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản điều chỉnh tốc độ tăng GDP quý I/2023
15:51'
Kinh tế Nhật Bản trong quý I/2023 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức báo cáo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
“Cuộc đua” tiết kiệm điện trên thế giới
15:25'
Tiết kiệm điện đang là vấn đề nóng bỏng, được ưu tiên hàng đầu trên thế giới trong bối cảnh nguồn cung khí đốt khan hiếm, nguy cơ thiếu hụt năng lượng hiện hữu và lạm phát gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu trong tháng 4/2023 của Canada bất ngờ tăng cao
10:39'
Theo Cơ quan thống kê Canada, xuất khẩu của Canada tháng 4/2023 đã tăng 2,5%, đặt mức cao chưa từng có về khối lượng, trong khi nhập khẩu giảm 0,2% do sự sụt giảm về các sản phẩm năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU khó có thể đạt thỏa thuận về đàm phán thép
10:30'
Ngày 7/6, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khó có thể đạt được thỏa thuận về đàm phán thép khi đến thời hạn mà hai bên đã đặt ra.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN thảo luận nguy cơ khủng hoảng lương thực
10:08'
Ủy ban dự trữ an ninh lương thực ASEAN (AFSRB) tại thành phố Bogor, tỉnh Tây Java của Indonesia, để thảo luận về nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN và Nhật Bản thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác
09:17'
Tại cuộc họp lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Nhật Bản ngày 6/6, hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác, đánh dấu 50 năm hữu nghị và hợp tác.