Càng sản xuất càng lỗ, doanh nghiệp xi măng giảm sản lượng
Hiện các nhà máy sản xuất xi măng đang rất khó khăn trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào cao, đặc biệt là giá than.
Tính toán sơ bộ cho thấy, giá than hiện nay đã chiếm trên 60% giá thành sản xuất xi măng khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về giá.
Tình hình này buộc nhiều doanh nghiệp sản xuất phải điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất vì càng sản xuất càng lỗ.
Một doanh nghiệp xi măng đã từng phải cho dừng 4 dây chuyền sản xuất cho biết, giá than cám loại 4b mà đơn vị này nhập về đã lên tới 5,5 triệu đồng/tấn, trong khi trước kia chưa đến 2 triệu đồng/tấn. Cùng đó, giá xăng dầu cũng tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2022, giá thạch cao tăng 50%. Các yếu tố này đã đẩy toàn bộ chi phí sản xuất xi măng tăng phi mã.
Mỗi tấn xi măng sản xuất ra có giá thành 1,4-1,5 triệu đồng, trong khi giá bán ra thị trường chỉ 1,1 - 1,3 triệu đồng. Với mỗi tấn xi măng, doanh nghiệp đang lỗ từ 200.000 đến 240.000 đồng. Trong khi đó, thị trường lại đang dư thừa khiến doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tạm dừng sản xuất để tránh lỗ kéo dài. Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vicem Hoàng Thạch Lê Xuân Khôi chia sẻ, với 3 dây chuyền sản xuất, đơn vị này cũng khá chật vật với tiêu thụ trong tình hình ngành xi măng thừa cung. Nếu giá nguyên, nhiên liệu tăng quá mức, việc dừng 1 lò nung cũng nằm trong kịch bản được tính toán của doanh nghiệp. Các chuyên gia nhận định, hiện áp lực tiêu thụ ngành xi măng đang tập trung vào thị trường trong nước do xuất khẩu những tháng vừa qua giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng vẫn tăng cao, đặc biệt là giá than khiến các doanh nghiệp xi măng gặp nhiều khó khăn. Chỉ tính riêng tháng 8, sản lượng xi măng tiêu thụ đạt khoảng 8,86 triệu tấn. Con sôs này mặc dù đã tăng 3,01 triệu tấn so với tháng 7 trước đó nhưng vẫn giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường nội địa khoảng 6,36 triệu tấn; trong đó, riêng sản phẩm của hệ thống Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) tiêu thụ khoảng 2,01 triệu tấn; lượng xi măng xuất khẩu ước đạt khoảng 2,5 triệu tấn. Tính chung, trong 8 qua, lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 65,33 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, tiêu thụ trong nước là 43,56 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 21,77 triệu tấn, giảm tới 19% so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho của cả nước trong 8 qua khoảng 5,9 triệu tấn nguyên liệu, tương đương từ 25 đến 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker. Sau 3 lần điều chỉnh tăng giá bán từ đầu năm 2022 đến nay, tại thời điểm kết thúc tháng 8, giá bán xi măng vẫn duy trì ở mức tương đương tháng 7. Tiêu thụ nội địa chậm, doanh nghiệp phải tìm mọi giải pháp, nhưng bán hàng rất vất vả. Nhiều nhà phân phối cho biết, giá xi măng tăng cao, nên người tiêu dùng không muốn xây sửa nhà, do thu nhập của họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh suốt 2 năm qua, thậm chí có nhà đang xây dựng cũng tạm dừng. Liên quan quan đến việc tăng giá này, các chuyên gia chỉ rõ, không riêng gì mặt hàng xi măng, chỉ số giá vật liệu xây dựng nói chung cũng đều tăng theo giá nguyên vật liệu.Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá xây dựng tháng 8/2022 đã tăng 3,71% so với thời điểm đầu năm, tác động chính đến từ sự tăng giá của các vật liệu đầu vào như nhựa đường, xi măng... cùng với nhu cầu xây dựng tăng cao.
Với nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, chỉ số nhóm này trong tháng 8/2022 đã tăng 0,26% so với tháng trước. Cụ thể, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,54% do công sơn tường, lát gạch, xây tường, công lao động phổ thông tăng và nhu cầu xây dựng tăng cao. Cùng đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng tăng 0,49% do giá xi măng, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Như vậy, tính chung 8 tháng qua, chỉ số giá vật liệu xây dựng đã tăng 1,4% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng tăng trong giai đoạn này. Giá tiêu dùng, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16%. Từ quý II đến nay, mặc dù giá thép đã có nhiều lần điều chỉnh giảm nhưng xi măng, gạch cát... vẫn đồng loạt tăng giá, chưa "hạ nhiệt" kể từ đầu năm đến nay khiến nhiều người dân có kế hoạch xây dựng nhà cửa phải đắn đo. Giá vật liệu xây dựng "leo thang" nhanh đang ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và thi công các công trình hạ tầng. Nhiều nhà thầu phản ánh, cơn sốt giá vật liệu xây dựng khiến họ đứng trước nhiều khó khăn, rủi ro. Nhiều nhà thầu phàn nàn việc thiếu nguyên vật liệu hoặc buộc phải mua với giá cao hơn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không có khả năng bù đắp chênh lệch giá nên sẽ bỏ công trình và đối mặt với nguy cơ phá sản. Bộ Xây dựng nhận định, hiện nay, theo quy định, các địa phương xác định và công bố giá vật liệu trên địa bàn tỉnh (chung hoặc theo các khu vực); tổ chức xác định và công bố chỉ số giá xây dựng của các loại công trình trên địa bàn. Tuy nhiên, trên thực tế, công bố giá của của địa phương còn chậm, đa số theo quý và chưa sát với thị trường. Danh mục công bố còn thiếu nhiều loại vật liệu xây dựng chủ yếu. Giá công bố tại các thời điểm khác nhau, nhiều khi không cập nhật so với biến thị trường dẫn đến giá lập dự toán, đấu thầu và giá thi công có sự chênh lệch lớn. Để khắc phục tình trạng này, Bộ Xây dựng đã có văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện giải pháp quản lý của nhà nước nhằm kiểm soát và tránh hiện tượng tăng giá từ các nguyên nhân đầu cơ, thổi giá. Chính phủ cũng có văn bản yêu cầu các địa phương cần phải công bố giá, chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hàng tháng, sát với biến động của thị trường để bù đắp các biến động giá cho các nhà thầu xây dựng. Mặc dù vậy, những khó khăn vẫn hết "bủa vây" doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xi măng giảm, áp lực tiêu thụ nội địa gia tăng
10:08' - 24/08/2022
Năm 2022, ngành xi măng có thêm một số dây chuyền mới đi vào hoạt động góp phần đưa tổng công suất thiết kế toàn ngành xi măng Việt Nam lên 11,4 triệu tấn, đạt mức 118 triệu tấn xi măng/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành xi măng đáp ứng yêu cầu xây dựng dự án công nghiệp lớn
11:49' - 18/08/2022
Đến nay, Việt Nam tự sản xuất đủ xi măng phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu. Riêng VICEM, là doanh nghiệp xi măng lớn nhất Đông Nam Á có công suất 33 triệu tấn.
-
Chứng khoán
Nặng gánh chi phí, doanh nghiệp xi măng giảm lãi
09:09' - 13/08/2022
Nền kinh tế phục hồi cùng với Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công đang là các yếu tố thuận lợi cho ngành sản xuất xi măng trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines chuyển hướng hạ cánh tại Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ hành khách gặp vấn đề sức khoẻ
21:03' - 06/05/2025
Chuyến bay VN37 của Vietnam Airlines khởi hành từ Hà Nội đến Frankfurt (Đức) vào đêm ngày 5/5 đã phải chuyển hướng hạ cánh lúc 10 giờ 32 phút ngày 6/5 (giờ Việt Nam) tại sân bay Erzurum (Thổ Nhĩ Kỳ).
-
Chuyển động DN
Nhà sản xuất búp bê Barbie tăng giá đồ chơi
17:34' - 06/05/2025
Công ty Mattel, nhà sản xuất búp bê Barbie, vừa rút lại các mục tiêu tài chính cho cả năm 2025 đồng thời cho biết sẽ tăng giá một số sản phẩm tại Mỹ khi chính sách thuế quan làm tăng chi phí đầu vào.
-
Chuyển động DN
3G Capital thâu tóm nhà sản xuất dép Skechers với giá 9,42 tỷ USD
09:40' - 06/05/2025
Nhà sản xuất giày dép Skechers đã đồng ý để công ty đầu tư 3G Capital mua lại và tư nhân hóa với giá 9,42 tỷ USD, đánh dấu thương vụ thâu tóm lớn nhất từ trước đến nay trong ngành giày dép.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Âu áp mức phạt mới với khách đến trễ
08:30' - 06/05/2025
Từ ngày 1/5, hãng hàng không giá rẻ Ryanair đã chính thức áp dụng mức phạt mới đối với hành khách đến trễ khi làm thủ tục lên máy bay.
-
Chuyển động DN
Bắc Ninh ưu tiên 20% đất khu công nghiệp cho doanh nghiệp công nghệ tư nhân
19:09' - 05/05/2025
Tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ thực hiện hiệu quả “luồng xanh” về giải quyết thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
-
Chuyển động DN
Các công ty Trung Quốc nối lại hoạt động mua LNG do giá thấp
16:01' - 05/05/2025
Các công ty Trung Quốc bắt đầu mua lại các lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ thị trường giao ngay, đánh dấu sự thay đổi sau nhiều tháng tương đối im ắng.
-
Chuyển động DN
TKV dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong tháng 5 sẽ tăng cao
13:02' - 05/05/2025
Bước vào tháng 5, dự kiến nhu cầu tiêu thụ than sẽ tăng cao. Các hoạt động sản xuất than, khoáng sản chịu ảnh hưởng nhất định bởi thời tiết nắng nóng có xu hướng tăng và có thể xuất hiện mưa bão.
-
Chuyển động DN
Hãng hàng không Cubana nối lại các chuyến bay đến Đức
10:30' - 05/05/2025
Cubana, hãng hàng không quốc gia của Cuba mới đây thông báo sẽ nối lại các chuyến bay đến Đức vào tháng 11 tới, đánh dấu sự trở lại điểm đến mà hãng đã ngừng phục vụ trong hơn 2 thập kỷ.
-
Chuyển động DN
Walmart tiếp tục mua hàng từ Trung Quốc
10:30' - 05/05/2025
Tổng giám đốc CTR Market Research, Jason Yu, cho biết các nhà bán lẻ Mỹ đang chịu áp lực. Sẽ rất khó để tìm ra giải pháp thay thế các nhà sản xuất Trung Quốc trong ngắn hạn.