Căng thẳng Mỹ-Trung - Thách thức trong năm Chủ tịch ASEAN của Thái Lan
Trong bài viết đăng trên nhật báo Bangkok Post, các chuyên gia cảnh báo nước này và ASEAN phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước những tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung, đồng thời cần nỗ lực thúc đẩy thương mại tự do.
Ông Piti Srisangnam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Chulalongkorn, dự báo 2019 sẽ là một năm khó khăn với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới cùng với khả năng các doanh nghiệp Mỹ chuyển hoạt động sản xuất về nước đe doạ phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu trong khối ASEAN.
Để ngăn chặn hiệu ứng lan truyền của cuộc chiến thương mại trên, ASEAN cần phải tăng tốc đàm phán các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ASEAN +6 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Thái Lan với tư cách Chủ tịch ASEAN sẽ phải hỗ trợ các nước ASEAN đứng vững và đảm bảo rằng Hiệp hội này sẽ ủng hộ thương tự do, rộng mở.
Ở một xu hướng khác, quá trình “giảm nhiệt” trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy hai nước này bắt tay hợp tác đầu tư vào các nước trong khu vực, trong đó có các nước ASEAN, tạo ra tình thế cùng thắng cho tất cả các bên.
Ông Piti cũng nhận định chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với nhiều hoạt động diễn ra ở eo biển Malacca và khu vực Đông Nam Á, đóng vai trò “mắt xích” nối hai đại dương, gần như chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho các nước thành viên.
Toàn bộ khu vực ASEAN, trong đó có Thái Lan sẽ cần các hiệp định thương mại tự do, trong đó có RCEP, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu của nước này đang bị thu hẹp và nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Thái Lan đang tham gia triển khai kế hoạch “Thái Lan +1”, tập trung vào các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam). Tuy nhiên, các nền kinh tế này cũng đang tăng trưởng chậm lại, do đó Thái Lan cần đẩy mạnh hoạt động thương mại tự do với các đối tác bên ngoài.
Bà Kaewkamol Pitakdumrongkit, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đa phương thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam của Singapore (RSIS), cũng lo ngại rằng hiệu ứng tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sẽ là mối đe doạ lớn đối với ASEAN trong năm 2019. Vị giáo sư này đánh giá thoả thuận “đình chiến” 90 ngày sẽ không chấm dứt căng thẳng và xung đột giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
Bởi vì, Bắc Kinh có thể dễ dàng nhập khẩu hàng hoá Mỹ để giảm thâm hụt thương mại song phương, nhưng để nước này triển khai các chính sách giải quyết bất bình đẳng thương mại đến mức làm hài lòng chính quyền Tổng thống Donald Trump là gần như không thể.
Cũng theo bà Kaewkamol, việc Fed tăng lãi suất sẽ gây ra tình trạng bất ổn về tài chính ở một số nền kinh tế, giống như đã từng diễn ra đối với Indonesia và Philippines. Những đợt tăng lãi suất tiếp theo có thể châm ngòi cho tình trạng “thoái vốn” khỏi các nền kinh tế khu vực và kích hoạt tình trạng bất ổn, thậm chí là khủng hoảng tài chính.
Mặt khác bà Kaewkamol cũng cho biết với vai trò Chủ tịch ASEAN, Thái Lan có thể toả sáng trên lĩnh vực an ninh, với lợi thế không phải là chủ thể yêu sách trong tranh chấp lãnh thổ, trong đó có Biển Đông, nước này có thể đóng vai trò là trung gian hoà giải độc lập. Thái Lan sẽ đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong việc tiếp tục đàm phán xây dựng, hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Bà nhận định RCEP sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn vào nửa cuối năm 2019 do các nước Ấn Độ, Indonesia, Australia, Thái Lan sẽ tổ chức bầu cử vào đầu năm và dành ưu tiên cho các vấn đề trong nước.
Đồng thời, RCEP cũng sẽ vấp phải những thách thức lớn như thiếu vai trò dẫn dắt rõ ràng và những khác biệt giữa các nước tham gia đàm phán trong một số vấn đề nhất định. Theo đó, các thành viên tham gia RCEP chưa chắc đã kết thúc được đàm phán vào năm 2019.
Ông Piti đánh giá các quan chức và Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Thái Lan sẵn sàng và có khả năng để đối phó với những thách thức phía trước nhưng họ cần phối hợp với nhau tốt hơn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
18:11' - 27/12/2018
Một số nước thành viên ASEAN được cho là sẽ thay thế Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong lúc nền kinh tế các nước này tăng trưởng ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN Post: Indonesia nên chuyển hướng sang năng lượng tái tạo
15:40' - 27/12/2018
Trang mạng ASEAN Post nhận xét trong bối cảnh ngành dầu mỏ trong nước còn đang gặp nhiều khó khăn, Indonesia nên chuyển hướng sang sử dụng năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN gặt hái nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế và xây dựng cộng đồng
12:11' - 26/12/2018
Theo Tân Hoa xã, thế giới năm 2018 trải qua nhiều biến động mạnh mẽ và trật tự quốc tế phải đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: Trách nhiệm và cơ hội của Việt Nam
19:44' - 24/12/2018
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 Nguyễn Quốc Dũng đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung trọng tâm khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực
20:05' - 11/12/2018
Tối 11/12, Bộ Ngoại giao Indonesia tổ chức cuộc gặp các quan chức ngoại giao, Ban Thư ký ASEAN, các Đại sứ, đại diện các phái đoàn thường trực tại ASEAN, đại diện các tổ chức của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Xây dựng một ASEAN tự cường và sáng tạo
16:08' - 11/12/2018
Với sự điều hành hiệu quả của Singapore, hợp tác và liên kết ASEAN trong năm đã đạt bước phát triển rất đáng khích lệ. Trên tinh thần chủ đề “Xây dựng một ASEAN tự cường và sáng tạo”.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức trong quá trình phát triển năng lượng bền vững của ASEAN
06:30' - 07/12/2018
Vấn đề tài chính là khó khăn lớn nhất của các quốc gia trong quá trình thực hiện chuyển đổi và phát triển, do vậy điều này đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực và tận dụng thế mạnh của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.