Căng thẳng thương mại là thách thức lớn với nền kinh tế thế giới
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần đầu tiên hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau hơn hai năm, chủ yếu xuất phát từ những quan ngại về sự leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, công bố ngày 9/10 tại Hội nghị thường niên IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ở đảo Bali (Indonesia), IMF đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu xuống mức 3,7% trong năm nay và năm 2019, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 7 vừa qua. Đây là lần đầu tiên IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ tháng 7/2016.
Còn nhớ, cũng trong báo cáo đưa ra hồi đầu năm nay, IMF nhận định “triển vọng sẽ tươi sáng hơn, các thị trường lạc quan dù thách thức còn phía trước”.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi quá nhanh chóng chỉ trong vài tháng, xuất phát từ những nguyên nhân như tác động tiêu cực của tiến trình đàm phán Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tình hình dòng vốn và thanh khoản khó khăn ở các thị trường mới nổi, và đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang với tốc độ nhanh ngoài dự đoán.
Theo nhà kinh tế trưởng của IMF - ông Maurice Obstfeld, các dự báo trước dường như đã "quá lạc quan" dù xuất hiện nhiều rủi ro từ những xung đột chính sách thương mại.
IMF đặc biệt cảnh báo những rủi ro từng được nêu bật trong các báo cáo trước đó "đang ngày càng trở nên rõ rệt ở cấp độ vĩ mô", thậm chí đã hiện thực hóa một phần và ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp.
Báo cáo mới nhất của IMF cũng nêu rõ căng thẳng thương mại leo thang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới khi "những tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động" và "chính sách thương mại hiện nay phản ánh tình hình chính trị ở một số quốc gia vẫn chưa ổn định, do đó có thể gây ra nhiều rủi ro hơn nữa".
Phân tích của các chuyên gia IMF cho thấy căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây thiệt hại lớn cho cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm tới, trong đó khả năng Trung Quốc sẽ phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.
Bên cạnh đó, các biện pháp thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là một khi áp đặt mở rộng sang cả mặt hàng ôtô, có thể gây xáo trộn chuỗi cung ứng hiện có nếu vấp phải các biện pháp trả đũa.
Do tác động của xung đột thương mại hiện nay, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chậm hơn, ở mức lần lượt đạt 2,9% và 6,6% trong năm nay và giảm chỉ còn 2,5% và 6,2% trong năm 2019.
Đáng chú ý hơn, IMF cho rằng một khi cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ - Trung nổ ra, với mức thuế nhập khẩu cao cộng với những rào cản thương mại ngày một khốc liệt áp đặt trong mọi lĩnh vực hàng hóa, gánh nặng sẽ đè lên nền kinh tế toàn cầu chứ không chỉ 2 nước Mỹ và Trung Quốc.
Báo cáo nhận định nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện thực hóa tất cả đe dọa về thuế quan, bao gồm tăng thuế đối với ôtô nhập khẩu, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm hơn 0,8% vào năm 2020 so với kịch bản không có chiến tranh thương mại. Với Trung Quốc, tăng trưởng GDP sẽ bị giảm 1,6% vào năm tới, còn con số này của Mỹ sẽ là 0,9%.
Căng thẳng thương mại ngày một gia tăng đã kéo theo hàng loạt các biện pháp "ăn miếng, trả miếng" giữa các đối tác thương mại lớn, tác động không nhỏ tới nhiều quốc gia khác .
Bản thân Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF Cristine Lagarde đã cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi.
Trong báo cáo mới công bố, IMF cho rằng những bất ổn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đáng kể đối với 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
IMF duy trì dự báo tăng trưởng ở mức 5,3% đối với các nước Đông Nam Á trong năm nay, và giảm nhẹ xuống 5,2% trong năm tới. Đối với Nhật Bản, những ảnh hưởng hiện nay có thể khiến mức tăng GDP chỉ còn 1,1% trong năm nay, giảm 0,1% so với ước tính hồi tháng 4 vừa qua.
Nhiều nền kinh tế mới nổi ở khu vực Mỹ Latin, như Argentina, Brazil, Mexico… cũng bị IMF mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng, còn Venezuela đang sa lầy trong khủng hoảng kinh tế sẽ bước vào năm thứ 6 của cuộc suy thoái, với mức lạm phát dự đoán tới 10.000.000% vào năm sau.
![](https://image.bnews.vn/MediaUpload/Org/2018/10/10/173657_tong-giam-doc-imf-keu-goi-cai-to-he-thong-thuong-mai-the-gioi.jpg)
![](https://image.bnews.vn/MediaUpload/Org/2018/10/10/173657_tong-giam-doc-imf-keu-goi-cai-to-he-thong-thuong-mai-the-gioi.jpg)
Riêng Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong năm nay và 2019, với mức tăng lần lượt đạt 7,3% và 7,4%.
Ở châu Âu, khu vực đồng tiền chung Eurozone cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh bất ổn thương mại và mối lo ngại về tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế châu lục.
Cụ thể, IMF đánh giá tăng trưởng trung bình của Eurozone sẽ chỉ đạt 2% trong năm nay, thấp hơn 0,2% so với ước tính hồi tháng 7 vừa qua, và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,9% trong năm tới.
Đối với Đức, tăng trưởng của nền kinh tế “đầu tàu châu Âu” này sẽ giảm còn 1,9% trong cả năm 2018 và 2019 do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, nền kinh tế Pháp ước tính sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,6% trong năm nay và năm tới, giảm tới 0,3 điểm phần trăm so với năm 2017.
Đối với Anh, quốc gia không phải là thành viên Eurozone và sẽ rời EU từ tháng 3/2019, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ lần lượt duy trì ở mức 1,4% và 1,5% trong năm nay và năm sau.
Theo nhà kinh tế trưởng IMF, ông Maurice Obstfeld, thế giới sẽ trở thành một nơi "nghèo nàn và nguy hiểm hơn", nếu lãnh đạo các nước không cùng hợp tác để tập trung xây dựng các chính sách phù hợp, trong đó đảm bảo tăng trưởng thương mại tiếp tục là một yếu tố then chốt để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Còn Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh: "Thông điệp của tôi ngày hôm nay là sự nhắc nhở cần thiết để chúng ta kiểm soát những nguy cơ, tăng cường cải cách và hiện đại hóa hệ thống đa phương."
Theo bà Lagarde, việc kêu gọi các nước hợp tác xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu mạnh mẽ hơn, công bằng hơn là phù hợp với xu hướng phát triển của tương lai. Bà cho rằng sự phá vỡ các chuỗi giá trị toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến nhiều nước, trong đó có cả các nền kinh tế phát triển, và thậm chí có thể cản trở các nước có thu nhập thấp và mới nổi vươn lên bằng tiềm năng của họ. Bà khẳng định: "Lợi ích sẽ có trong tầm tay nếu chúng ta biết hợp tác và tập trung tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan ngại tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc
13:37' - 09/10/2018
Các quan chức Mỹ cho biết Washington vẫn lo ngại về sự giảm giá của đồng NDT và tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Chiến tranh thương mại - Động lực mới cho sự phát triển của Trung Quốc?
05:30' - 09/10/2018
Theo Thời báo Hàn Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong một cuộc chiến thương mại ngày càng khốc liệt và nhiều người sợ rằng đây chỉ là sự khởi đầu của một cuộc xung đột dài hơi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp dụng điều khoản chống Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại tương lai
12:42' - 06/10/2018
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, do đã có tiền lệ nên Mỹ có thể dễ dàng áp dụng các điều khoản tương tự trong những thỏa thuận thương mại tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD: Cuộc chiến thương mại có thể khiến kinh tế toàn cầu suy giảm trở lại
06:30' - 06/10/2018
Cuộc chiến thương mại do chính quyền Mỹ khơi mào nếu tiếp tục leo thang có thể sẽ khiến kinh tế toàn cầu, vốn vừa có dấu hiệu phục hồi sẽ mất đà tăng trưởng và có thể suy giảm trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.