Chiến tranh thương mại - Động lực mới cho sự phát triển của Trung Quốc?
Kể từ khi Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Mỹ đã tranh cãi với Trung Quốc về thặng dư tài khoản vãng lai lớn và đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, vấn đề thặng dư thương mại của Trung Quốc gần như không còn và đồng NDT đã tăng giá.
Giờ đây, Mỹ chuyển hướng sự chú ý của mình sang việc Trung Quốc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách của nước này đổi công nghệ nước ngoài lấy sự tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Trung Quốc, điều mà Mỹ thực sự phản ứng không chỉ là những chi tiết trong chính sách thương mại của Trung Quốc mà còn là mô hình phát triển tổng thể và khao khát của nước này trở thành một cường quốc trên thế giới – điều hiện không nằm ngoài tầm với của Trung Quốc.
Thực tế, người Trung Quốc tin rằng, việc Mỹ gây chiến tranh thương mại với nước này chứng tỏ Trung Quốc nay đã trở thành một mối đe dọa thực sự đối với sự cường quyền của Mỹ. Trong khi trước đây chỉ một vài nhân vật bảo thủ ở Trung Quốc là cảnh báo các nỗ lực của Mỹ nhằm "kiềm chế" Trung Quốc, nay gần như mọi người ở Trung Quốc đã tin điều này, trong đó có số người trẻ tuổi ngày càng đông hơn.
Do các nhóm lợi ích đoàn kết chống lại một kẻ thù chung, Chủ tịch Tập Cận Bình thậm chí sẽ nhận được sự ủng hộ chính trị lớn hơn, giúp ông ta dễ dàng chuyển từ mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu sang mô hình tăng trưởng không lệ thuộc vào thương mại. Cắt giảm thuế và phân phối lại của cải hướng tới các hộ gia đình cũng là những khả năng xảy ra ở Trung Quốc.
Không thể nói rằng Trung Quốc sẽ không tiếp tục theo đuổi các kế hoạch của nước này mở cửa hơn. Ngay cả khi Trung Quốc nâng thuế đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ, nước này sẽ lại hạ thuế đối với hàng hóa của các nước khác để thực hiện cam kết tăng tổng nhập khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Và việc tự do hóa trong ngành dịch vụ-tài chính sắp tới của nước này sẽ là bước mở cửa lớn nhất kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Các lĩnh vực sẽ mở cửa hơn đối với nước ngoài là ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán. Những hạn chế đối với lượng cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài hay đầu tư vào các ngành dịch vụ đang liên tiếp được loại bỏ.
Thể hiện phương châm của Chủ tịch Tập Cận Bình "sớm hơn là muộn và nhanh tốt hơn chậm", ít nhất 7 trong số 11 biện pháp mà Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) thông báo hồi tháng Tư năm nay đã được thực hiện xong.
Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục mở cửa kinh tế, nước này vẫn sẽ ngày càng hướng nội, coi công dân của mình là người tiêu dùng chính và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước lựa chọn và phát triển các công nghệ mới. Nhiều công ty Trung Quốc đã nỗ lực gấp đôi để tăng khả năng đổi mới và nâng cao giá trị gia tăng.
Cho dù cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động là nhằm kiềm chế Trung Quốc hay chỉ để trừng phạt nước này vì chính sách thương mại, hậu quả không mong muốn là Trung Quốc đang củng cố sức mạnh của mình trước một kỷ nguyên mới với nhiều thách thức về kinh tế và chính trị.
Đúng là nước này sẽ thấy khó khăn hơn trong việc theo đuổi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay xuất khẩu hàng hóa dư thừa song về lâu dài, việc giảm sự lệ thuộc vào ngoại thương và các công nghệ nhập khẩu sẽ làm cho Trung Quốc mạnh hơn, kiên cường hơn, và có thể không cam chịu những luật lệ do Mỹ đặt ra.
Đôi khi "kẻ thua cuộc" trong một cuộc chiến thương mại cuối cùng lại giàu có hơn "người chiến thắng". Vào những năm 80 thế kỷ trước, khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan áp đặt hạn ngạch đối với xe hơi Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản đã phải chịu thiệt hại. Tuy nhiên, sau một thời gian, Nhật Bản đã phát triển ngành công nghiệp ô tô của mình để nước này có thể xuất khẩu những chiếc xe đắt tiền hơn.
Ông Trump nghĩ rằng “tấn công” Trung Quốc về thương mại sẽ giúp cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại", song điều đó có thể lại làm cho Trung Quốc trở nên mạnh hơn./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hầu hết các ngân hàng
17:02' - 07/10/2018
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, ngân hàng trung ương) ngày 7/10 thông báo sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) khoảng một điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và áp lực từ các biện pháp thuế quan của Mỹ
11:04' - 07/10/2018
Trung Quốc đang hỗ trợ nền kinh tế bằng các biện pháp kích cầu trước áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp dụng điều khoản chống Trung Quốc trong các thỏa thuận thương mại tương lai
12:42' - 06/10/2018
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, do đã có tiền lệ nên Mỹ có thể dễ dàng áp dụng các điều khoản tương tự trong những thỏa thuận thương mại tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Những kịch bản về khả năng thu lợi từ cuộc đối đầu Trung-Mỹ
05:30' - 06/10/2018
Bài phân tích trên báo Le Monde mới đây cho thấy nhiều nước có thể hưởng lợi nhờ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bác cáo buộc của Mỹ về việc can thiệp bầu cử
10:19' - 05/10/2018
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra trước đó, rằng Bắc Kinh can thiệp các cuộc bầu cử ở Mỹ, đồng thời nhấn mạnh cáo buộc này là "không có cơ sở" và "lố bịch".
-
Kinh tế Thế giới
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng Mỹ - Trung
06:30' - 05/10/2018
Trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, có thể thấy Tổng thống Donald Trump không “chơi bài” theo kiểu truyền thống. Rất hiếm thấy việc Mỹ lấy quan chức cấp cao của Trung Quốc làm đối tượng trừng phạt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.