Cảnh báo đại dịch COVID-19 cản trở các mục tiêu phát triển bền vững
Phát biểu tại Hội nghị với chủ đề “Cải tổ nền kinh tế toàn cầu để mang lại sự phát triển bền vững" ngày 1/7, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cản trở việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và ảnh hưởng đến ít nhất 3 yếu tố của Trụ cột 5P về con người, thịnh vượng và quan hệ đối tác.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, bà Indrawati nhấn mạnh COVID-19 làm chậm quá trình tiến bộ đã đạt được bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Indonesia cũng không nằm ngoài lệ và sẽ mất đi những thành quả đã đạt được trong vài năm qua, cũng như phải kéo dài chương trình giảm nghèo thêm 5 năm nữa.
Hiện các thị trường mới nổi phải tìm kiếm nguồn tài chính thông qua việc phát hành trái phiếu, nhưng tình hình thị trường tài chính đầy biến động, các nhà đầu tư đang yêu cầu lợi nhuận cao hơn.
Điều này chắc chắn tạo thêm gánh nặng cho các quốc gia. Tại diễn đàn, bà Indrawati kêu gọi các nước, các tổ chức đa phương, song phương đoàn kết và hành động toàn cầu để đối phó đại dịch và phục hồi kinh tế, tầm quan trọng của tài chính để hỗ trợ các nước thu nhập thấp, cải cách chính sách, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và mạng lưới an toàn xã hội, tăng đầu tư vào công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.
Đặc biệt, đại dịch đã ảnh hưởng lớn đến người nghèo, phụ nữ, lao động phi chính thức và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, những vấn đề này cần nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ chính phủ các nước.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Indrawati tuyên bố chính phủ sẽ rót thêm 30.000 tỷ Rp (hơn 2,1 tỷ USD) vào các ngân hàng quốc doanh để giải ngân các khoản vay cho các doanh nghiệp nhằm phục hồi kinh tế. Hiện Chính phủ Indonesia dự báo kinh tế nước này sẽ tăng 0,4% trong năm 2020 theo kịch bản tồi tệ nhất hoặc tăng 1% theo kịch bản cơ sở.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 2/7, Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước Indonesia (Himbara) bày tỏ lạc quan về việc các thành viên của Hiệp hội sẵn sàng giải ngân số tiến 90.000 tỷ Rp (6,32 tỷ USD) để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau tác động kinh tế nghiêm trọng của đại dịch COVID-19.
Chủ tịch Himbara và Chủ tịch Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) Sunarso cho biết các ngân hàng sẵn sàng và cam kết mở rộng giải ngân khoản vay lên gấp 3 lần so với số tiền của chính phủ đưa ra như một phần của chương trình phục hồi kinh tế quốc gia. Việc giải ngân sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc một số lĩnh vực như thực phẩm, phân phối, du lịch, giao thông, nhà ở, khách sạn và xây dựng.
Đây là các lĩnh vực có nhu cầu tiềm năng trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB) khi chính phủ nỗ lực vực dậy nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các lĩnh vực khác cần vốn để hoạt động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và duy trì sự bền vững trong kinh doanh giữa đại dịch cũng sẽ được vay.
Tại Australia, nhằm giúp các tuyến vận tải lưu thông hàng hóa quốc tế và các chuyến bay chở hàng được đảm bảo duy trì hoạt động từ nay cho tới cuối năm, chính phủ nước này ngày 3/7 công bố một khoản hỗ trợ tài chính trị giá 241,9 triệu AUD (164,5 triệu USD) cho tổ chức Cơ chế Hỗ trợ Vận chuyển Quốc tế (IFAM).
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, đây là lần bổ sung kinh phí tiếp theo cho IFAM, sau nguồn vốn phân bổ ban đầu là 110 triệu AUD kể từ khi được thành lập.
Với khoản hỗ trợ tài chính mới này, Chính phủ Australia hy vọng góp phần thúc đẩy hơn nữa quá trình lưu thông hàng hóa xuất khẩu có giá trị cao, nhạy cảm về mặt thời gian và dễ hỏng, cũng như hàng nhập khẩu quan trọng trên các tuyến đường vận chuyển quốc tế của Australia trong bối cảnh nước này đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau “cú sốc” do đại dịch.
Bên cạnh đó, Australia cũng hỗ trợ thiết lập lại các kết nối trong nước cho các nhà sản xuất và người nông dân tại các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, thông qua hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, để đưa sản phẩm của họ tới khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo chất lượng cao nhất.
Trong thông báo vừa công bố, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết việc khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu là một ưu tiên quan trọng để duy trì mối quan hệ cho các doanh nghiệp Australia và khách hàng trên khắp thế giới.
IFAM góp phần đáng kể trong hoạt động đảm bảo cho hàng hóa có thể lưu thông thuận lợi giữa Australia và phần còn lại của thế giới. Đây cũng là một giải pháp rất quan trọng trong nỗ lực của Canberra để đối phó với đại dịch toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc khủng hoảng chưa từng có của kinh tế thế giới
13:08' - 25/06/2020
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 4,9% trong năm nay, nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 3% được đưa ra vào tháng 4 vừa qua và là mức sụt giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD: Kinh tế thế giới sẽ giảm ít nhất 6% trong năm 2020
07:30' - 11/06/2020
Ngày 10/6, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm ít nhất 6% trong năm nay do các nước áp đặt lệnh phong tỏa nhằm khống chế dịch bệnh COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.