Cảnh báo hoạt động cho vay ngang hàng gia tăng có thể gây rủi ro
Trong dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế gửi các bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) của nước ngoài hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, có thể gây rủi ro, trong khi nhiều nước đang tăng cường quản lý, thắt chặt và giám sát chặt chẽ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù, mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng. Trong khi hiện nay, khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động cho vay ngang hàng.
Hiện, các công ty hoạt động trong lĩnh này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính... cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.
Hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng có mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.
Dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ năm 2016, hoạt động cho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, số lượng hiện nay vào khoảng 100 công ty (đã hoạt động và một số thử nghiệm) một số công ty hoạt động cho vay ngang hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia ...mặc dù mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng.
“Trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (Trung Quốc, Singapore, Indonesia...) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty hoạt động cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư các công ty hoạt động cho vay ngang hàng thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. Các tác nhân tham gia trong mô hình hoạt động cho vay ngang hàng gồm có: Công ty hoạt động cho vay ngang hàng; người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử), công ty bảo hiểm, thu hồi nợ...
Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay... Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và trách nhiệm riêng.
Trong thời gian qua, tại một số địa phương như: Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng các hình thức cho vay qua ứng dụng điện tử, công nghệ (qua các app trực tuyến). Đáng nói, với điều kiện vay dễ dãi, người vay tiền qua các ứng dụng cho vay ngang hàng rất nhận được tiền nhanh chóng nhưng trái lại họ sẽ phải mất chi phí vay khá cao và chịu lãi lớn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay và trả lãi suất, nếu người vay không trả được lãi, mức phạt lãi rất lớn, gây rủi ro lớn cho người đi vay. Ngoài cho vay ngang hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình kinh tế chia sẻ của Việt Nam. Có trường hợp “họ chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech; đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng phù hợp tại Việt Nam tiến tới xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho lĩnh vực này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh báo tình trạng lừa đảo cho vay tiền, kêu gọi đầu tư trên mạng xã hội
16:21' - 11/12/2020
Công an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc sử dụng dịch vụ cho vay tiền qua các trang mạng xã hội, app, trang web...
-
Kinh tế và pháp luật
Tây Ninh: Bắt giữ thêm 1 đối tượng điều hành đường dây cho vay nặng lãi 720%/năm
20:48' - 10/12/2020
Công an tỉnh Tây Ninh đang tạm giữ hình sự đối tượng Phan Thị Hương (đang tạm trú tại xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) để điều tra, làm rõ hành vi cho vay nặng lãi.
-
Ngân hàng
Vietcombank dành 2.500 tỷ đồng cho vay ưu đãi mùa Tết Nguyên đán 2021
07:30' - 08/12/2020
Từ nay đến 28/02/2021, Vietcombank dành 2.500 tỷ đồng cho vay doanh nghiệp SME phục vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng phục vụ Tết 2021.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp đến hết ngày 31/3/2021
11:30' - 01/12/2020
Fed ngày 30/11 cho biết đã gia hạn một số chương trình cho vay khẩn cấp nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thêm ba tháng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên tiếng vụ dán chồng thẻ thu phí ETC
18:55'
Việc dán chồng thẻ là không tuân thủ quy chế phối hợp trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ ETC theo hợp đồng kết nối hệ thống ETC giữa Công ty VDTC và Công ty VETC.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội - Viên Chăn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch
18:38'
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, với chủ đề "Hà Nội - Viêng Chăn, Hợp tác cùng phát triển".
-
Kinh tế Việt Nam
Khi nào khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo?
18:17'
Đại diện Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, chậm nhất phải tháng 6/2023 mới có thể khởi công được dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm mới sản phẩm du lịch
17:14'
Tiếp tục Phiên họp thứ 14, chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề văn hóa, thể thao và du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định: Kiểm tra hoạt động du lịch tại khu vực Eo Gió
16:25'
Sau phản ánh của phóng viên TTXVN, UBND thành phố Quy Nhơn đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát và có biện khắc phục tồn tại, hạn chế trong hoạt động du lịch tại khu vực Eo Gió.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư
16:24'
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã rất sốt ruột vì tình hình thu hút đầu tư trong và nước ngoài đạt thấp; chỉ số năng lực cạnh tranh tụt giảm, chỉ số cải cách hành chính tụt hạng.
-
Kinh tế Việt Nam
Các dự án giao thông trọng điểm quốc gia - tạo động lực phát triển các vùng, miền
15:09'
Sáng 10/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị trực tuyến Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh cáo 3 nhà thầu làm chậm gói thầu thi công tuyến tránh Long Xuyên
14:59'
Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận vừa ký văn bản cảnh cáo 3 nhà thầu làm chậm trễ tiến độ thực hiện gói thầu CW4C thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến nối Quốc lộ 91 và tuyến tránh thành phố Long Xuyên.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở tuyến xe buýt liên tỉnh Tp. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang
12:49'
Việc đưa vào khai thác, vận hành tuyến xe buýt liên tỉnh Tp. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang nhằm khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân, hạn chế phương tiện cá nhân.