Cảnh báo tác động của việc thiếu hụt gạo trên phạm vi toàn cầu
Theo báo cáo của tổ chức phân tích tài chính Fitch Solutions, thị trường gạo toàn cầu có thể ghi nhận mức thiếu hụt lớn nhất trong 20 năm qua vào năm 2023. Tình trạng thiếu hụt một trong những loại ngũ cốc được trồng nhiều nhất thế giới này có thể ảnh hưởng tới các nhà nhập khẩu lớn.
Trên thực tế, từ Trung Quốc đến Mỹ đến Liên minh châu Âu, sản lượng gạo đều đang sụt giảm và đẩy giá mặt hàng này leo thang đối với hơn 3,5 tỷ người trên khắp toàn cầu, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương - khu vực tiêu thụ tới 90% sản lượng gạo thế giới.
Báo cáo của Fitch Solutions cho rằng tình trạng thiếu hụt gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 có thể là 8,7 triệu tấn - mức lớn nhất kể từ niên vụ 2003-2004. Do đó, giá gạo có thể duy trì quanh mức cao hiện nay cho đến năm 2024. Cụ thể, giá gạo trung bình từ nay cho đến hết năm 2023 sẽ là 17,3 USD/cwt (khoảng 50,8 kg) và sẽ chỉ giảm xuống 15,5 USD/cwt vào năm 2024.
Chuyên gia phân tích hàng hóa Charles Hart của Fitch Solutions nhấn mạnh tính trên phạm vi toàn cầu, tác động rõ nhất của tình trạng thiếu hụt gạo toàn cầu là giá gạo cao kỷ lục. Do gạo là mặt hàng lương thực chính ở nhiều thị trường ở châu Á, nên giá mặt hàng này là yếu tố chính quyết định lạm phát giá lương thực và an ninh lương thực, đặc biệt là đối với các hộ gia đình nghèo nhất.
Trong khi đó, ông Oscar Tjakra, nhà phân tích cao cấp tại ngân hàng lương thực và nông nghiệp toàn cầu Rabobank, cho rằng tình trạng thiếu hụt này sẽ đẩy chi phí nhập khẩu gạo tăng cao, ảnh hưởng tới các nước nhập khẩu gạo lớn, trong đó có Indonesia, Philippines, Malaysia và các nước châu Phi trong năm 2023.
Nhà phân tích cấp cao tại Gro Intelligence, bà Kelly Goughary cho rằng thiếu hụt gạo toàn cầu cùng với giá cả leo thang sẽ khiến nhiều quốc gia phải giảm dự trữ trong nước và các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là các nước đang phải chịu lạm phát giá lương thực trong nước cao như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và một số nước châu Phi.
Theo giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn tới nguồn cung gạo bị thiếu hụt, trong đó có cuộc xung đột tại Ukraine, thời tiết xấu tại các nước sản xuất gạo như Trung Quốc và Pakistan. Trong nửa cuối năm 2022, Trung Quốc - nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu mưa lớn và lũ lụt.
Theo công ty phân tích nông nghiệp Gro Intelligence, lượng mưa ở tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông - hai khu vực sản xuất lúa gạo lớn của Trung Quốc - cao thứ hai trong ít nhất 20 năm qua.
Tương tự, Pakistan - quốc gia chiếm 7,6% lượng gạo thương mại toàn cầu, cũng chứng kiến sản lượng hằng năm sụt giảm tới 31% do lũ lụt nghiêm trọng hồi năm 2022. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết tác động của thời tiết "lớn hơn nhiều so với dự báo ban đầu".
Trong khi đó, sản lượng gạo hằng năm ở các quốc gia khác, như Mỹ và EU, cũng góp phần khiến sản lượng gạo toàn cầu rơi vào tình trạng thiếu hụt. Lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm của Ấn Độ hồi tháng 9 là một trong những yếu tố đẩy giá gạo tăng cao.
Tuy nhiên, Fitch Solutions dự báo thị trường gạo toàn cầu sẽ trở lại “trạng thái gần như cân bằng trong niên vụ 2023-24”. Điều này có thể giúp giá gạo kỳ hạn hàng năm giảm xuống mức thấp của năm 2022, song vẫn cao hơn 30% so với mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát (từ năm 2014-2019).
Fitch Solutions cho rằng thị trường gạo sẽ sớm trở lại trạng thái dư thừa trong niên vụ 2024-2025 và nguồn cung tiếp tục nới lỏng trong trung hạn, qua đó đưa giá gạo giảm khoảng 10% xuống còn 15,5 USD/cwt trong năm 2024. Ấn Độ sẽ là "động lực chính" thúc đẩy sản lượng gạo toàn cầu trong hơn 5 năm tới.
Dù vậy, sản xuất lúa gạo sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Mặc dù Cục Khí tượng Ấn Độ dự báo nước này sẽ có lượng mưa gió mùa "bình thường”, song các dự báo về nắng nóng gay gắt và các đợt nắng nóng trong quý II và quý III/2023 tiếp tục là mối đe dọa đối với vụ thu hoạch lúa mì của Ấn Độ.
Nhiều quốc gia khác cũng có thể chung cảnh ngộ này. Hiện các vùng trồng lúa của Trung Quốc cũng như nhiều nước ở châu Âu như Pháp, Đức, Anh vẫn đang hứng chịu hạn hạn nghiêm trọng nhất trong hơn 20 năm qua./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhu cầu đối với gạo Việt Nam tăng mạnh
15:39' - 16/04/2023
Trong tuần qua, nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sự tăng giá. Nhu cầu mua lúa tăng cao do xuất khẩu đang tốt nên giá lúa Đông Xuân hầu như duy trì ở mức cao.
-
Hàng hoá
Philippines tìm cách nhập thêm 330.000 tấn gạo
07:28' - 16/04/2023
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) đã đề xuất nhập khẩu 330.000 tấn gạo để bù đắp thâm hụt dự kiến trong kho dự trữ.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng lúa gạo toàn cầu và biện pháp ứng phó của thế giới
04:30' - 01/04/2023
Hàng trăm triệu nông dân châu Á phụ thuộc vào việc trồng trọt, nhiều người chỉ có những mảnh đất nhỏ. Tuy nhiên, vựa lúa của thế giới đang rạn nứt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tỷ phú Elon Musk rời khỏi chính trường
13:21'
Một viên chức Nhà Trắng xác nhận vai trò ông Musk trong chính phủ sẽ kết thúc từ tối 28/5, theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ bắt đối tượng nhập cư dọa nổ súng vào Tổng thống Donald Trump
12:48'
Ngày 28/5, Bộ An ninh Nội địa (DHS) Mỹ cho biết cơ quan chức năng đã bắt giữ 1 người Mexico nhập cư bị cáo buộc đe dọa nổ súng vào Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại - mối nguy tiềm ẩn cho thị trường việc làm Mỹ
12:47'
Các nhà hoạch định chính sách của Fed lo ngại liệu sự vững vàng của thị trường lao động nước này có thể duy trì được hay không.
-
Kinh tế Thế giới
EU và 6 nước thành viên phê chuẩn Hiệp định về Biển cả
10:59'
Liên minh châu Âu (EU) và 6 quốc gia thành viên vừa phê chuẩn Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, còn gọi là Hiệp định về Biển cả.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tòa án chặn sắc lệnh áp thuế của Tổng thống Trump
08:09'
Ngày 28/5, Tòa án Thương mại Quốc tế có trụ sở tại quận Manhattan, thành phố New York, Mỹ đã ra phán quyết chặn việc thực thi sắc lệnh áp thuế "Ngày Giải phóng" của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng giảm phụ thuộc vào đồng USD
07:00'
Sáng kiến do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu châu Phi phát triển nhằm thúc đẩy sử dụng nội tệ và giảm sự phụ thuộc vào ngoại tệ như đồng USD.
-
Kinh tế Thế giới
Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ cam kết sản xuất có trách nhiệm và bền vững
22:15' - 28/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 28/5, tại Jakarta, Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ (CPOPC) công bố chính thức chuyển giao ban lãnh đạo điều hành nhiệm kỳ 2025-2028.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ yêu cầu các đại sứ quán tạm dừng phỏng vấn thị thực mới đối với sinh viên quốc tế
17:29' - 28/05/2025
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu các đại sứ quán và lãnh sự quán nước này trên toàn thế giới tạm dừng xếp lịch phỏng vấn xin thị thực mới đối với các sinh viên nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quy định các công ty lớn tham gia thị trường tín chỉ carbon
17:04' - 28/05/2025
Các công ty phát thải quá mức hạn ngạch phát thải cho phép sẽ phải mua tín chỉ carbon trên thị trường từ các công ty tích lũy dư thừa hạn ngạch phát thải.