Cập nhật COVID-19 sáng 13/5: Châu Âu cải thiện, Việt Nam ngày thứ 27 không có ca mắc mới
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 6h00 ngày 13/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã có thêm 83.613 ca nhiễm SARS-CoV-2 và 5.174 ca tử vong vì COVID-19.
Như vậy, tổng số ca nhiễm đã ở mức 4.335.903 ca, trong đó có 292.305 ca tử vong. Số ca phục hồi đang là 1.586.922 ca.Riêng tại Việt Nam, cập nhật mới nhất dịch COVID-19 cho biết, đến sáng nay 13/5 đã 27 ngày Việt Nam không có ca mắc ở cộng đồng. Hiện có hơn 12.000 người đang cách ly chống dịch.
- Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 252 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh/xuất viện chiếm 88% tổng số ca đang điều trị. Hiện còn 36 bệnh nhân đang điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Tính đến sáng ngày 13/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 6 cơ sở y tế, hiện đã có 7 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2. Hiện chỉ còn lại 20 bệnh nhân COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
- Về tình hình điều trị bệnh nhân nặng:
+ Hiện chỉ còn BN91 đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vẫn đang nguy kịch, đã được chụp CT để đánh giá chức năng phổi, chiều ngày 12/5, hội đồng chuyên môn đã hội chẩn 3 miền Bắc- Trung-Nam tiếp tục để đánh giá khả năng ghép phổi. Tại điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì buổi hội chẩn
+ BN19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh chuyển trạng thái từ bệnh nhân nguy kịch sang nặng, hồi phục tốt, đã tự thở khí phòng.
Trước đó, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, ngày 12/5, thêm 3 bệnh nhân tái dương tính được công bố khỏi bệnh tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi: BN151, BN207, BN224.
DIỄN BIẾN NỔI BẬT VỀ DỊCH COVID-19 TRONG 24 GIỜ QUA
*Mỹ hiện vẫn là tâm dịch của thế giới với 83.315 ca tử vong và 1.407.478 ca nhiễm (tăng lần lượt 1.520 và 21.647 ca so với sáng qua).
Hiện Nhà Trắng đang thúc đẩy chiến lược áp dụng biện pháp quét thân nhiệt nhằm sớm khôi phục hoạt động của ngành hàng không.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã bác bỏ các mối quan ngại về nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2 tại Nhà Trắng, đồng thời tuyên bố có thể sẽ hạn chế tiếp xúc với Phó Tổng thống Mike Pence dù ông Pence đã có kết quả âm tính với virus.
Sở Y tế New York hiện đang điều trị và tìm kiếm nguyên nhân khiến khoảng 100 trẻ em của bang miền Đông nước Mỹ này mắc một hội chứng viêm hiếm gặp, nhưng khá nguy hiểm được cho là có liên quan tới virus SARS-CoV-2.
Ngày 12/5, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã đề xuất một dự luật giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 trị giá hơn 3 tỷ USD nhằm hỗ trợ các tiểu bang, doanh nghiệp, hỗ trợ thực phẩm, hộ gia đình.
*Xếp sau Mỹ về số ca tử vong là Anh với 32.692 ca tử vong và 226.463 ca nhiễm (tăng 627 ca tử vong và 3.403 ca nhiễm mới).
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak ngày 12/5 tuyên bố chương trình hỗ trợ nghỉ phép của chính phủ nước này do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ được kéo dài thêm 4 tháng cho đến hết tháng 10.
*Tình hình dịch bệnh ở Italy, Tây Ban Nha và Pháp đang có chiều hướng được cải thiện.
Chính phủ Italy cho biết sẽ trao cho chính quyền các vùng quyền quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vốn được áp đặt nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan.
Trong khi tại Pháp, quân đội nước này đã bắt đầu tháo dỡ bệnh viện dã chiến được xây dựng ở thành phố Mulhouse. Pháp đã nới lỏng lệnh phong tỏa trong bối cảnh tốc độ lây lan của dịch COVID-19 có xu hướng chậm lại.
*Còn tại Đức, các số liệu công bố cho thấy dịch COVID-19 đang lây lan nhanh trở lại, buộc Thủ tướng Angela Merkel phải lên tiếng kêu gọi người dân tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.
Bà cảnh báo cần duy trì các biện pháp phòng dịch cơ bản như giữ khoảng cách và sử dụng khăn che mũi, miệng.
*Nga công bố báo cáo tình hình dịch bệnh cho thấy trong 24 giờ, nước này đã ghi nhận thêm 10.899 ca nhiễm và 107 ca tử vong. Với mức tăng này, tổng số ca nhiễm của Nga đã là 232.243 người, vượt Anh và đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha.
Đáng chú ý trong ngày, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov xác nhận đã nhiễm virus SARS-CoV-2 và phải nhập viện để điều trị. Dù số ca mắc COVID-19 tính theo ngày tại nước này đang cao nhất thế giới, Chính phủ Nga thông báo đang từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa.
>>>Hà Nội hỗ trợ vật tư y tế chống dịch COVID-19 cho Mát-xcơ-va, Liên bang Nga
*Trung Quốc – nơi khởi phát dịch bệnh, thông báo không ghi nhận thêm ca lây nhiễm mới nào trong nước. Ca mới duy nhất trong ngày là 1 ca “nhập khẩu” tại Khu tự trị Nội Mông.
Hãng tin Pháp AFP dẫn truyền thông Trung Quốc cho biết chính quyền thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc đã lên kế hoạch xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho toàn bộ người dân sau khi xuất hiện những ca mới sau nhiều tuần dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Hong Kong (Trung Quốc), tối 12/5, Đặc khu Hành chính này có thêm 1 trường hợp xét nghiệm sơ bộ xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 mà không rõ nguồn gốc.
>>>Trung Quốc: Vũ Hán lên kế hoạch xét nghiệm toàn bộ người dân
*Hàn Quốc thông báo tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới tăng ở mức hai con số từ ổ dịch Itaewon. Với 27 ca nhiễm mới được phát hiện, tổng số ca tại Hàn Quốc đã tăng lên 10.936 ca. Số bệnh nhân được điều trị khỏi tăng thêm 38 người, nâng tổng số lên 9.670 người, chiếm 88,4%. Số ca tử vong tăng 2 ca lên 258 người.
Kế hoạch trở lại trường vào ngày 13/5 của học sinh Hàn Quốc khối 12 đã bị hoãn lại sau khi xuất hiện ổ dịch tại Itaewon hồi đầu tháng.
>>>Hàn Quốc bổ sung loạt triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2
* Iran tuyên bố sẽ mở cửa các thánh đường của nước này trong 3 đêm vào tuần tới nhằm phục vụ các tín đồ đến hành lễ trong tháng thánh lễ Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Saeed Namaki tỏ ra thận trọng khi phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước: "Thật sai lầm khi nghĩ rằng dịch bệnh đã chấm dứt. Nếu chúng ta lơ là, bất cẩn, dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào".
*Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina vừa lên tiếng bác bỏ các cáo buộc về việc đã cường điệu hóa công hiệu chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID -19 của một loại thuốc do nước này sản xuất, cho rằng đây là những thành kiến mà các quốc gia phương Tây luôn áp đặt đối với các loại dược liệu truyền thống của châu Phi.
Tuyên bố trên của Tổng thống Rajoelina được đưa ra trong bối cảnh cuối tháng trước, nước này công bố đã sản xuất thành công COVID-19 Organics đặc trị bệnh COVID-19.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WHO khẳng định hiệu quả của một số phương pháp điều trị COVID-19
20:43' - 12/05/2020
Tổ chức Y tế Thế giới ngày 12/5 cho rằng một số phương pháp điều trị dường như đang giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng hay thời gian nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo Mỹ: Việt Nam đã tiếp cận và xử lý dịch COVID-19 dựa trên cơ sở khoa học
19:02' - 12/05/2020
Nhật báo Daily Hampshire Gazette của Mỹ ngày 11/5 đã đăng tải bài viết nói về công tác chống dịch COVID-19 hiệu quả của Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Madagascar khẳng định khả năng điều trị COVID-19 của dược liệu châu Phi
19:00' - 12/05/2020
Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Rajoelina nhấn mạnh các nước phương Tây không nên tiếp tục đánh giá thấp năng lực của các nhà khoa học châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá dầu tiếp tục đi lên do lo ngại nguồn cung thắt chặt
16:57' - 25/02/2025
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên chiều ngày 25/2, đánh dấu ngày tăng thứ hai liên tiếp, do những lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran, làm gia tăng lo ngại về việc nguồn cung có thể bị thắt chặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khởi động làn sóng sa thải thứ 2
15:28' - 25/02/2025
Tổng thống Trump và tỷ phú Musk có chung quan điểm về việc cắt giảm mạnh nhân sự, cho rằng bộ máy hành chính liên bang quá cồng kềnh, kém hiệu quả và lãng phí tiền thuế của người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế biển của Trung Quốc lần đầu vượt mốc 10.000 tỷ nhân dân tệ
08:09' - 25/02/2025
Kinh tế biển của Trung Quốc phát triển mạnh trong năm 2024 khi tổng sản lượng kinh tế biển lần đầu tiên đạt 10.543,8 tỷ nhân dân tệ (1.444,3 tỷ USD), tăng 5,9% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga đề xuất thỏa thuận đất hiếm và nhôm với Mỹ
07:57' - 25/02/2025
Tổng thống Vladimir Putin ngày 24/2 tuyên bố Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất kim loại đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp thuế với Canada và Mexico từ ngày 4/3
07:56' - 25/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, báo chí Canada ngày 24/2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "thuế quan sẽ được áp dụng đúng thời hạn và đúng tiến độ" đối với Canada và Mexico vào ngày 4/3.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc triển khai thẻ nhập cảnh điện tử để hút du khách nước ngoài
20:28' - 24/02/2025
Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, từ ngày 24/2, du khách khi tới Hàn Quốc có thể hoàn thành việc khai báo nhập cảnh điện tử trước khi đến tối đa ba ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ gần Tổng Lãnh sự quán Nga tại Pháp, Moskva yêu cầu điều tra toàn diện
17:34' - 24/02/2025
Bộ Ngoại giao Nga gọi vụ việc này là hành động có dấu hiệu khủng bố và yêu cầu các cơ quan chức năng của Pháp tiến hành điều tra toàn diện.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Đình công làm tê liệt các sân bay Düsseldorf và Cologne
16:58' - 24/02/2025
Cả hai sân bay đều yêu cầu hành khách kiểm tra tình trạng chuyến bay của họ với hãng hàng không hoặc công ty lữ hành trước khi đến sân bay.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nỗ lực thu hút FDI giữa căng thẳng địa chính trị
16:28' - 24/02/2025
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và các doanh nghiệp kêu gọi hành động cụ thể hơn, Trung Quốc đang tiếp tục nỗ lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thu hút FDI.