Cấp nước an toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, cấp nước an toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long là dự án đầu tiên thực hiện theo quan điểm bảo đảm quy hoạch chung; khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
Hiện diện tích cấp nước lớn, tài nguyên nước ngày càng hạn hẹp nhưng vẫn phải đáp ứng nhu cầu trong dài hạn và nhu cầu cấp bách về nước sinh hoạt trước mắt.
"Dự án sẽ gặp nhiều thách thức lớn về thu xếp vốn đầu tư, năng lực quản lý, quản trị dự án, bảo đảm tính ổn định và an toàn của hệ thống… trong khi ngân sách của Chính phủ Việt Nam còn hạn hẹp và còn ít kinh nghiệm quản lý", Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.
Hiện các dự án cấp nước quy mô liên vùng, tỉnh đã được triển khai hiệu quả trên nhiều quốc gia. Do đó, Bộ Xây dựng và WB mong muốn kêu gọi sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đầu tư, quản lý, vận hành, cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực từ các đối tác phát triển và nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 40.000 km2 chiếm khoảng 12% diện tích cả nước toàn Việt Nam với 13 tỉnh, thành phố có tổng dân số đạt 17,5 triệu người. Khu vực này đang đối mặt với nhiều tác động cực đoan của biến đổi khí hậu ở quy mô và mức độ lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Trong đó có vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn xuất hiện với cường độ cao hơn, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh.
Đặc biệt đầu năm 2016, nguồn nước tại 10/13 địa phương bị xâm nhập mặn và nhiễm phèn với tốc độ ngày càng gia tăng, vượt xa các kịch bản dự đoán, có tới khoảng 230.000 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt; nhiều trường học, trạm xá, khách sạn, cơ sở sản xuất bị thiếu nước ngọt vào thời điểm tháng 4/2016.
Dự án cấp nước an toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất là một trong các giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo an ninh về cấp nước, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long trong các giai đoạn phát triển đến năm 2025 và 2030.
Ông Ousmane Dione – Quản lý Chương trình nước toàn cầu khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đánh giá, tình trạng nhiễm mặn tại khu vực này đã diễn ra khoảng 10 năm nay. Các tỉnh thành phố ven biển ngập lụt thường xuyên, nguồn cấp nước bị xâm nhập mặn tăng cao;nhiều cánh đồng lúa bị bỏ hoang do độ mặn trong đất tăng cao.
Theo ông Lê Văn Tuấn – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase) cho hay, khi nguồn nước gần cạn kiệt và khai thác quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra sụt lún, nhiễm mặn, tốn kém kinh phí...
Mặc dù khu vực này lưu lượng nước mặt lớn nhưng vẫn không thể đủ sử dụng trong khi nước ngầm cũng gần cạn kiệt dần. Hiện hệ thống cấp nước đô thị tại khu vực gồm khoảng 350 nhà máy lớn nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là khai thác nước ngầm.
Chuyên gia Peter Moody cho rằng, cấp nước an toàn chính là đảm bảo an ninh vì hiện hoạt động cấp nước tại khu vực này không mang tính bền vững. Đơn cử như khu vực Tây Nam sông Hậu mực nước đang hạ rất thấp, đặc biệt là Cà Mau giảm tới 0,93 m/năm.
Những thông số này cho thấy đang khai thác quá nhiều từ nguồn trữ và không đảm bảo nguồn cấp an toàn và cấp thiết phải giảm. Hai vấn đề xảy ra là giảm chất lượng nguồn nước (nhiễm mặn) và sụt lún nền đất. Tình trạng xâm nhập mặn trong tương lai vẫn tiếp diễn nghiêm trọng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết, song song với quá trình tổ chức chuẩn bị dự án giai đoạn 1 do WB tài trợ, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và địa phương để xác định các nội dung hỗ trợ cả về tài chính, kỹ thuật, thể chế…, phù hợp với nguồn lực, thế mạnh của từng nhà tài trợ để có thể giải quyết vấn đề an ninh cấp nước cho khu vực cả trong ngắn, trung và dài hạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Một góc nhìn khác về nước cho đồng bằng sông Cửu Long
07:42' - 19/05/2016
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 3 khu vực đồng bằng trên thế giới chịu tác động nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ TNMT hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL và Tây Nguyên khắc phục hạn mặn
19:30' - 05/05/2016
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa quyết định hỗ trợ 8 tỉnh ĐBSCL và Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của đợt hạn hán 500 triệu đồng/tỉnh để giải quyết ngay nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt cho người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
20:30' - 23/04/2016
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên thế giới ngày một phức tạp, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
ĐBSCL sẽ chịu áp lực lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước
05:53' - 06/04/2016
Theo thông tin từ Hội địa chất thủy văn Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước.
-
Kinh tế Việt Nam
ĐBSCL chung sức chống hạn, mặn
15:34' - 26/03/2016
Việc lấy nước ngọt khi nước ròng tại Đồng bằng sông Cửu Long đang là biện pháp khả thi nhất, trong tình hình nước thượng nguồn về ít, các biện pháp giữ nước ngọt lại chưa hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL
20:41' - 12/03/2016
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ chị số 09/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.