Cắt giảm chi phí để gỡ khó cho dòng tiền thiếu hụt
Trong cắt giảm chi phí hoạt động có việc cắt giảm lao động, vì tiền trả lương cho người lao động và tiền đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.
Đây là những khoản chi thuộc nhóm gánh nặng tài chính lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp tham gia khảo sát do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính thực hiện vào đầu tháng 8/2021.
Theo kết quả khảo sát, trong số 14.890 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, có 24% chọn biện pháp cắt giảm lao động từ 75% đến dưới 100% và 23% lựa chọn không cắt giảm lao động mà cho lao động nghỉ tạm thời không hưởng lương trong lúc dịch chưa được kiểm soát. Tỷ lệ các doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh lựa chọn 2 chính sách tương ứng trên lần lượt là 5% và 13%, với 3.355 doanh nghiệp tham gia khảo sát. Đối với doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, chính sách với lao động phổ biến nhất mà các doanh nghiệp này lựa chọn là nỗ lực giữ chân người lao động và duy trì chính sách lương, phúc lợi như trước (27%), hoặc không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, giảm lương (24%).Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thực hiện chính sách không cắt giảm lao động và duy trì chính sách lương chỉ đạt 6%, không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, giảm lương là 16%.
Tính chung liên quan đến chính sách cắt giảm lao động, có 52% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thực hiện nhóm chính sách này, ít là cắt giảm dưới 25%, nhiều là cắt giảm từ 75% đến dưới 100%. Trong số doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện chính sách cắt giảm lao động tính gộp là 31%.
Bên cạnh đó, khoảng 4% doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh cho biết họ không cắt giảm lao động và tranh thủ tuyển thêm lao động. Đây được coi là những "điểm sáng" trong bức tranh tổng thể tương đối xám màu. Để hiểu rõ hơn việc ứng xử đối với người lao động của các doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động chờ giải thể do tác động của dịch COVID-19, khảo sát đặt ra câu hỏi nếu bị giải thể thì doanh nghiệp áp dụng những cách ứng xử như thế nào đối với lao động.Kết quả cho thấy, trong số 3.272 doanh nghiệp, có tới 44% cho biết không hỗ trợ gì cho lao động; 25% doanh nghiệp trả lời là hỗ trợ 1 tháng lương và 22% hỗ trợ người lao động dưới hình thức "hướng dẫn người lao động nhận bảo hiểm thất nghiệp".
Đánh giá về biện pháp ứng xử đối với người lao động trong các doanh nghiệp trước tác động của dịch COVID-19 qua kết quả khảo sát, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, những con số nêu trên phản ánh một hiện trạng là nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động nhưng không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động nên khi giải thể, tỷ lệ người lao động không nhận được bất kỳ khoản hỗ trợ nào khá cao, còn tỷ lệ được tiếp cận chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở mức độ dưới trung bình. Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 8/2021 về tình hình người dân bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 và một số vấn đề cần quan tâm trong công tác phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Ban Dân vận Trung ương đã nêu lên một số vấn đề cần quan tâm, đó là nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, giải thể; hàng trăm nghìn công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc do người lao động bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa và số lượng doanh nghiệp, công nhân lao động bị ảnh hưởng tiếp tục tăng lên.Theo thống kê từ các cấp công đoàn, tính đến ngày 5/8, có 4.164 doanh nghiệp phải tạm dừng, dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể; 1.214.701 người lao động phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.
Chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được doanh nghiệp cho là sẽ hiệu quả là hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất 1-3%/năm để trả lương. Trong bối cảnh tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải tìm cách giữ chân lao động chờ cơ hội khôi phục sản xuất, kinh doanh, bởi chi phí tuyển dụng lại là rất cao, đặc biệt đối với các nhóm nhân sự quản lý, nhân sự chuyên môn kỹ thuật sâu.
Còn đối với các doanh nghiệp đang duy trì sản xuất, kinh doanh, nhóm chính sách này rất quan trọng, giúp họ giảm bớt khó khăn khi phải chịu rất nhiều áp lực và nhiều khoản chi phí phát sinh đối với người lao động (nhiều doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" đã phải tăng gấp đôi chi phí, từ 9,33 triệu lên 18,66 triệu đồng/người/tháng), nhằm duy trì một phần hoạt động, nâng được sức cạnh tranh, cải thiện sức khỏe tài chính.
Các doanh nghiệp đang duy trì sản xuất cũng cho rằng, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là chính sách hỗ trợ hiệu quả đối với họ. Khi chi phí tăng, đặc biệt là chi phí lao động, hay chi phí vận chuyển hàng hóa, thậm chí chi phí bị phạt hợp đồng do không đảm bảo thời hạn, số lượng hàng hóa, thì nhiều doanh nghiệp có thể cũng không còn lợi nhuận và trong trường hợp này, không có cơ hội để hưởng lợi từ chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt, chèo lái được hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch để có lợi nhuận thì chính sách này có thể xem là một hành động đồng hành của Nhà nước với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm dòng tiền để tích lũy, mở rộng đầu tư trong nước, duy trì được cầu đầu vào về nguyên, nhiên liệu, dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.Từ đó, giúp các doanh nghiệp nhỏ, hoặc doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có thêm cơ hội phục hồi trong bối cảnh dịch bệnh còn tiếp diễn.
Nhiều doanh nghiệp cũng kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ giảm chi phí điện, nước, nhiêu liệu cho hoạt động kinh doanh, bởi đây là cách Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả và nhanh nhất, ít bị cản trở bởi các điều kiện khác về sửa đổi luật, hay các điều kiện hành chính đi kèm với các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ trong thời gian qua.Cùng với đó là các chính sách như giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) để giảm giá, tăng khả năng cạnh tranh và tăng cầu hàng hóa; giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời tạo một hướng mới cho doanh nghiệp là dùng tỷ lệ giảm đóng bảo hiểm bắt buộc để đóng bảo hiểm tự nguyện cho người lao động, một cách thức góp phần giữ chân người lao động và mang lại nguồn dự phòng đời sống cho người lao động./.
Xem thêm:>>Sức khỏe doanh nghiệp trong dịch COVID-19: Bài 1- Khu vực nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất
>>Sức khỏe doanh nghiệp trong dịch COVID-19: Bài 2- Doanh nghiệp thiếu hụt về dòng tiền
>>Sức khỏe doanh nghiệp trong dịch COVID-19: Bài 4 - Những đề xuất cho doanh nghiệp vực dậyTin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ra mắt Hội đồng Hợp tác Doanh nghiệp ứng phó COVID-19
11:47' - 19/09/2021
Hội đồng được thành lập nhằm nắm bắt tình hình và kịp thời phản ánh các vấn đề phát sinh, các khó khăn vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp phòng dịch an toàn và phục hồi sản xuất
21:09' - 18/09/2021
Các ngành và địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch COVID-19 an toàn, vừa phục hồi sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Đồng Nai sẽ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp FDI phục hồi sản xuất
18:26' - 18/09/2021
Ngày 18/9, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) để ghi nhận, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp.
-
Chuyển động DN
Shinhan Finance được vinh danh Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á 2021
15:06' - 18/09/2021
Shinhan Finance là công ty duy nhất trong lĩnh vực tài chính đến từ Việt Nam có tên trong danh sách công ty uy tín được vinh danh Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á 2021.
-
Ô tô xe máy
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp vận tải lắp camera trên ô tô
10:18' - 18/09/2021
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có Công văn số 4155/SGTVT-QLVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố khẩn trương thực hiện việc lắp camera trên xe.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần sớm thiết lập chuỗi cung ứng công nghiệp nội địa
16:46'
Nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý, chính sách hỗ trợ và cơ chế đặt hàng minh bạch, tạo hành lang đủ an toàn để tư nhân dám đầu tư, dám chịu rủi ro và có thể phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng đề nghị Tổ chức S&P quan tâm phản ánh sát tình hình thị trường tài chính Việt Nam
16:33'
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Tổ chức S&P ủng hộ, đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện, chính xác, phản ánh sát tình hình thị trường tài chính Việt Nam để Việt Nam sớm nâng hạng thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) - nền tảng pháp luật triển khai và vận hành dự án nhà máy điện hạt nhân
16:10'
Việc sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lượng nguyên tử trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng hiệu quả, minh bạch ngân sách nhà nước
16:06'
Chiều 14/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp cung ứng hơn 8 triệu m3 cát cho 5 công trình trọng điểm
15:23'
Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp khai thác cát phục vụ ưu tiên cho 5 công trình trọng điểm với sản lượng cung ứng được hơn 8 triệu m3 cát.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Mở đợt cao điểm tấn công truy quét buôn lậu, gian lận thương mại
15:07'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành lập Tổ công tác đặc biệt, mở đợt cao điểm tấn công truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực thiết thực cho nông dân khi miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp
14:34'
Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã trao đổi xung quanh việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế Trung Quốc - Việt Nam
14:28'
Đoàn xe chở linh kiện điện tử, rau quả tươi và hàng bách hóa đồng loạt khởi hành từ Nam Ninh (Quảng Tây) và Côn Minh (Vân Nam), Trung Quốc chạy thẳng hướng đến Hà Nội, Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Hoa Điện đầu tư, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam
14:27'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc).