CEO Barclays: Hậu Brexit, Trung tâm tài chính London cần tăng cạnh tranh
Giám đốc điều hành (CEO) Ngân hàng Barclays của Anh Jes Staley cho rằng trong giai đoạn hậu Brexit, trung tâm dịch vụ tài chính London (City of London) của Anh cần phải cạnh tranh hơn với trung tâm tài chính New York và Singapore hơn là với các trung tâm tài chính hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu trên Đài BBC, ông Staley nêu rõ: "Tôi cho rằng những gì London phải làm thay vì tập trung vào Frankfurt hay Paris, họ cần dồn lực cạnh tranh với New York và Singapore".
Theo ông, ngành tài chính hùng mạnh của Vương quốc Anh, vốn chiếm khoảng 7% nền kinh tế nước này, nên trỗi dậy mạnh mẽ hơn trong thời hậu Brexit. Ông nhấn mạnh Brexit đã trao cho Anh cơ hội tự hoạch định chương trình hoạt động của nước này.
Do vậy, khi định hình chương trình hoạt động của ngành dịch vụ tài chính, Chính phủ Anh cần phải chú trọng duy trì sức cạnh tranh với các thị trường khác ngoài châu Âu.
CEO Ngân hàng Barclaya nêu rõ những gì Vương quốc Anh nói chung và London nói riêng cần là đảm bảo rằng trung tâm tài chính London là một trong những nơi tốt nhất quản lý dòng vốn dồi dào.
Thỏa thuận thương mại hậu Brexit đạt được giữa Anh và EU hồi tháng 12/2020 không đề cập tới ngành tài chính. Do vậy, EU và Anh đang đặt mục tiêu đạt được biên bản ghi nhớ về ngành dịch vụ tài chính vào tháng 3 tới.
London thống trị thị trường hối đoái với tổng giao dịch lên tới 6.600 tỷ USD/ngày. Đây là trung tâm lớn nhất thế giới về ngân hàng quốc tế và đứng thứ hai về công nghệ tài chính, sau Mỹ.
Theo các chuyên gia, trong khi các giao dịch cổ phiếu bằng đồng euro và một số sản phẩm tài chính đã chuyển sang các trung tâm khác ở châu Âu và New York sau Brexit, nhưng không đối thủ nào ở châu Âu đủ sức cạnh tranh để vươn lên đầu bảng.
Vì vậy, đối thủ của trung tâm tài chính London vẫn là các thành phố New York, Thượng Hải (Shanghai), Hong Kong, Tokyo và Singapore./.
>>>Mối quan hệ "bình thường mới" giữa Anh và EU giai đoạn hậu Brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brexit: Gần 2.500 việc làm và 205 tỷ USD tài sản của Anh chuyển sang Pháp
07:55' - 20/01/2021
Việc Vương quốc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) đã khiến gần 2.500 việc làm và khoảng 50 doanh nghiệp tại Anh chuyển số tài sản có trị giá ít nhất là 170 tỷ euro (205 tỷ USD) sang Pháp.
-
DN cần biết
Thủ tục hải quan hậu Brexit gây khó cho ngành thủy sản Scotland
09:09' - 10/01/2021
Các công ty vận tải bao gồm DFDS đã tạm ngừng các dịch vụ vận chuyển đến Pháp cho đến đầu tuần sau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nhỏ gửi hàng tươi sống bằng xe tải.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
17:16'
Tỷ phú 90 tuổi Warren Buffett đã tái khẳng định niềm tin của ông vào “Giấc mơ Mỹ” trong một bức thư gửi các nhà đầu tư được công bố ngày 27/2.
-
Ý kiến
Chiến dịch Giờ Trái Đất 2021: Sẽ kết nối trực tuyến hàng triệu người
07:45'
Theo Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), chiến dịch Giờ Trái Đất 2021 sẽ được tiến hành đồng loạt trên quy mô toàn cầu vào 20h30 ngày 27/3 và được phát động theo hình thức trực tuyến.
-
Ý kiến
Tổng giám đốc IMF kêu gọi G20 giải quyết khác biệt nguy hiểm giữa các nền kinh tế
15:09' - 27/02/2021
Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva, đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách của nhóm hành động mạnh mẽ và quyết đoán nhằm giải quyết những khác biệt nguy hiểm giữa và trong các nền kinh tế.
-
Ý kiến
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển của Đông Nam Á
08:25' - 27/02/2021
Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ muốn đóng vai trò tích cực cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, với ưu tiên lớn dành cho Khu vực tiểu vùng sông Mê Công.
-
Ý kiến
Boeing: Đông Nam Á có lợi thế phục hồi thuận lợi sau đại dịch COVID-19
07:03' - 27/02/2021
Boeing dự báo các hãng hàng không ở Đông Nam Á sẽ cần 4.400 máy bay mới trị giá 700 tỷ USD để có thể đáp ứng nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không ngày một tăng trong 20 năm tới.
-
Ý kiến
WB nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
19:30' - 26/02/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào tiến độ kiểm soát dịch COVID-19, cũng như tình hình triển khai vaccine ở trong và ngoài nước.
-
Ý kiến
RCEP và câu chuyện không mới của doanh nghiệp Việt
15:10' - 26/02/2021
Để hiểu rõ về những cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam khi tham gia RCEP, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, VCCI.
-
Ý kiến
Conference Board: Người tiêu dùng Mỹ lạc quan hơn về triển vọng kinh tế
09:25' - 25/02/2021
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Conference Board đã tăng lần thứ hai liên tiếp, từ 88,9 trong tháng 1/2021 lên 91,3 trong tháng Hai.
-
Ý kiến
Quan chức châu Âu: Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 không quan trọng đối với EU
09:02' - 24/02/2021
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng thuộc Ủy ban châu Âu (EC) Ditte Juul Jorgensen tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) không cần đến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 để đảm bảo an ninh năng lượng.