Chấm dứt thương chiến với Trung Quốc cũng không ngăn được lạm phát ở Mỹ
Cựu Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại vào đầu năm 2018 bằng cách áp thuế lên các tấm pin Mặt Trời, máy giặt, nhôm và thép.
Mặc dù các mức thuế quan không chỉ áp dụng cho các sản phẩm của Trung Quốc, nhưng phần lớn chúng là kết quả của việc ông Trump tin rằng nền kinh tế Mỹ đang bị tổn hại bởi các hoạt động kinh doanh không công bằng của Trung Quốc, bao gồm các hành vi thao túng tiền tệ, đánh cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và bán phá giá hàng hóa giá rẻ được trợ cấp trên thị trường Mỹ.
Nhiều người hy vọng cuộc chiến thương mại sẽ củng cố nền kinh tế Mỹ bằng cách khuyến khích các công ty đưa việc làm trong lĩnh vực sản xuất trở lại Mỹ và giảm thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng với Trung Quốc.
Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ và kiểu “ăn miếng trả miếng” này lặp đi lặp lại với 5 đợt áp thuế bổ sung với các sản phẩm khác nhau. Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí ngừng leo thang các đợt tăng thuế vào tháng 1/2020, với việc Trung Quốc cam kết mua thêm hàng hóa và dịch vụ của Mỹ để đổi lấy mức thuế thấp hơn đối với một số sản phẩm.Khi ông Trump rời nhiệm sở vào tháng 1/2021, mức thuế quan trung bình mà mỗi bên áp dụng là 20,7% và bao gồm 66,4% hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Tổng thống Joe Biden không có dấu hiệu nào cho thấy ông có ý định sớm kết thúc cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.* Cuộc chiến thương mại đã không thành côngCuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã thất bại về nhiều mặt. Ban đầu, nó thúc đẩy một sự gia tăng nhỏ về việc làm trong các ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ. Tuy nhiên, người tiêu dùng nước này đã trả ước tính khoảng 900.000 USD hàng năm cho mỗi công việc trong ngành thép được tạo ra hoặc giữ lại - gấp 13 lần mức lương trung bình của công nhân thép.Sau đó, những thành quả công việc này đã biến mất trong đại dịch COVID-19. Công suất thép dư thừa của thế giới cao gần gấp sáu lần năng lực sản xuất của ngành thép Mỹ, vì vậy, cố gắng phục hồi ngành này thông qua thuế quan luôn là một cuộc chiến khó khăn.Các loại thuế quan cũng không cải thiện được tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ, vốn đạt mức cao kỷ lục 859,1 tỷ USD vào năm 2021. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng 14,5% lên 355 tỷ USD, phản ánh cả việc Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong năm 2020 so với năm 2017.Theo Thỏa thuận thương mại giai đoạn một, Trung Quốc cần mua hàng hóa và dịch vụ trị giá 502,4 tỷ USD của Mỹ vào các năm 2020 và 2021 để đáp ứng các cam kết, nhưng nước này mới chi khoảng 288,8 tỷ USD.
Cuộc chiến thương mại cũng đã gây hại cho người tiêu dùng Mỹ. Các nhà kinh tế thường thấy rằng thuế quan do các quốc gia lớn áp đặt dẫn đến giá cả “chuyển dịch không hoàn toàn” - các công ty muốn tiếp tục xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia áp thuế sẽ giảm giá và chia sẻ gánh nặng với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không có sự chuyển dịch nào như vậy xảy ra trong chiến tranh thương mại. các mức thuế quan đã được chuyển qua người tiêu dùng và tổng thu nhập thực tế đã giảm nhẹ ở cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
* Cuộc chiến thương mại chỉ đóng vai trò nhỏ đối với lạm phátLạm phát đã tăng 7,5% so với năm ngoái - mức tăng lớn nhất trong vòng bốn mươi năm qua. Những bất cập của cuộc chiến thương mại khiến thuế quan dễ dàng trở thành “vật tế thần” cho vấn đề lạm phát. Nhưng thuế quan không phải là động lực chính của lạm phát và việc bãi bỏ chúng có thể sẽ không làm chậm tốc độ tăng của lạm phát.Sự tăng tốc của lạm phát bắt đầu vào tháng 3/2021, hơn ba năm sau khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Khoảng thời gian đó cho thấy lý do tại sao đổ lỗi cho thuế quan gây ra lạm phát là không hoàn toàn đúng. Giá các mặt hàng bị đánh thuế như tấm pin Mặt Trời và thép cuộn cán nóng thực sự đã giảm vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 khiến lạm phát gia tăng.Tuy nhiên, những người đổ lỗi cho cuộc chiến thương mại khiến giá cao hơn cũng không hoàn toàn sai. Thuế quan của Mỹ đã tăng 49,1 tỷ USD trong giai đoạn từ quý IV/2016 đến quý III/2021, đạt 85,7 tỷ USD. Mức tăng này chiếm 0,3% trong tổng số 16.000 tỷ USD mà người tiêu dùng Mỹ chi cho các khoản chi tiêu cá nhân. Việc bãi bỏ các mức thuế quan ít nhất sẽ giúp giảm giá tiêu dùng ở mức độ nào đó, nhưng sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều để ngăn chặn làn sóng lạm phát đang gia tăng.Giải pháp sẽ khá đơn giản nếu thuế quan là động lực chính gây ra lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát đang làm tăng giá tất cả mọi thứ, không chỉ hàng hóa bị đánh thuế. Việc bãi bỏ thuế quan có thể giúp giảm nhẹ lạm phát, nhưng số hàng hóa chịu thuế quan trong cuộc chiến thương mại sẽ không thể bù đắp đà tăng giá thực phẩm, nhà ở và nhiên liệu - vốn đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trước những thách thức kinh tế-xã hội gia tăng
16:48' - 16/03/2022
Mục tiêu xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại mà Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực hướng tới đang đứng trước thách thức, khi tăng trưởng kinh tế chậm lại và bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro gia tăng đối với kinh tế toàn cầu khi COVID-19 bùng phát mạnh tại Trung Quốc
16:10' - 16/03/2022
Nếu Trung Quốc không kiềm chế được sự lây lan của biến thể Omicron, những lệnh hạn chế di chuyển gia tăng sẽ làm lệch hướng khởi đầu đầy hứa hẹn của nền kinh tế trong năm 2022.
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bơm thanh khoản vào thị trường
21:31' - 15/03/2022
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương) đã bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở hôm 15/3 để duy trì tính thanh khoản trên thị trường.
-
Hàng hoá
Trung Quốc: Chi phí vận chuyển bằng tàu dự kiến sẽ tăng cao
17:14' - 15/03/2022
Số lượng tàu container đang chờ ngoài khơi Thanh Đảo, một trong những cảng lớn nhất của Trung Quốc, đang tiếp tục tăng lên trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh chính sách "Zero COVID".
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đẩy mạnh "xanh hóa" ngành nông nghiệp
14:44' - 15/03/2022
Một số địa phương ở Trung Quốc đang áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy nông nghiệp xanh, trong đó chú trọng khuyến kích sử dụng phân bón hữu cơ biogas.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.