Chậm tiến độ huy động tài chính ứng phó với biến đổi khí hậu
Đây là phát biểu ngày 25/10 của ông Alok Sharma, Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 sắp tới (COP26).
Năm 2009, các quốc gia giàu cam kết sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm trong vòng 5 năm kể từ 2020. Tuy nhiên, theo nội dung kế hoạch do Canada và Đức soạn thảo trước thềm Hội nghị thượng đỉnh COP26 của LHQ tại Scotland (Vương quốc Anh), sẽ chưa thể đạt được mục tiêu hằng năm này cho tới tận năm 2023.
Phát biểu họp báo qua truyền hình, ông Sharma nhận định thực tế trên có thể khiến các nước đang phát triển thất vọng sâu sắc. Ông cho rằng mục đích của việc huy động tài chính theo cam kết là nhằm xây dựng lại lòng tin, do đó các quốc gia phát triển cần phải hiện thực hóa cam kết này.
Trong bản kế hoạch 12 trang, Canada và Đức đã trích dẫn nhiều dữ liệu, qua đó dự báo các quốc gia phát triển có thể đạt tiến bộ đáng kể vào năm 2022, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào khả năng sẽ đạt mục tiêu huy động hơn 100 tỷ USD viện trợ mỗi năm vào năm 2023.
Tuy nhiên, bản kế hoạch cũng chỉ ra khu vực tư nhân chưa ủng hộ số tiền đúng như kỳ vọng. Trong khi đó, các tổ chức môi trường nhận định mức huy động 100 tỷ USD/năm gần như là không đủ.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn lời một nhà đàm phán khí hậu của châu Phi cho biết các quốc gia tại châu lục này kỳ vọng nguồn tiền hỗ trợ có thể tăng gấp 10 lần lên 1.300 tỷ USD/năm vào năm 2030.
Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Canada Jonathan Wilkinson, đồng tác giả của bản kế hoạch trên, nhấn mạnh quy mô giảm thiểu rủi ro và thích nghi với những thách thức mà vấn biến đổi khí hậu đặt ra đòi hỏi cần tới hàng nghìn tỷ USD.
Ông Wilkinson cho rằng khu vực tư nhân cần hành động tích cực hơn nữa do nhiều dự án tư nhân, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo, đang đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Bà Teresa Anderson, điều phối viên chính sách khí hậu tại tổ chức quốc tế chống đói nghèo ActionAid, nhận định việc đạt được mục tiêu huy động 500 tỷ USD là "mức tối thiểu cần để xây dựng lòng tin" trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Về phần mình, ông Nick Mabey, Giám đốc điều hành tổ chức E3G nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đánh giá bản kế hoạch 12 trang nói trên "đáng tin cậy".
Dự kiến, Hội nghị thượng đỉnh COP26 sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 31/10 ở thành phố Glasgow, Scoland (Vương quốc Anh).
Nguồn tài chính nhằm ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu là một vấn đề quan trọng đối với hội nghị lần này khi hội nghị hướng tới thúc đẩy các cam kết tham vọng lớn hơn của nhiều quốc gia nhằm hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu./.
>>>Các nước phát triển sẽ góp hơn 100 tỷ USD/năm cho chống biến đổi khí hậu
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Tập đoàn Total bị cáo buộc xem nhẹ những nguy cơ từ biến đổi khí hậu
09:06' - 24/10/2021
Tập đoàn dầu khí lớn Total của Pháp đã cố tình hạ thấp những nguy cơ từ tình trạng ấm dần lên toàn cầu kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ lần đầu tiên cảnh báo biến đổi khí hậu đe dọa an ninh quốc gia
12:40' - 22/10/2021
Ngày 21/10, các cơ quan tình báo Mỹ lần đầu tiên cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra các mối đe dọa trên diện rộng đối với an ninh quốc gia của Mỹ và sự ổn định trên toàn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đầu tư nước ngoài vào quốc gia thành viên OECD cao kỷ lục
08:02'
Bộ Kinh tế Mexico hôm 22/5 cho biết nước này đã thu hút kỷ lục gần 21,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2025, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00' - 23/05/2025
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.