Chẳng có gì để sợ nếu làm đúng!
Tình trạng sợ sai, sợ rủi ro, không dám quyết, dám làm đang diễn ra ở nhiều nơi, nhiều chỗ, từ Trung ương cho đến địa phương. Đây cũng là lý do làm giảm động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để có góc nhìn rõ hơn về nội dung này cũng như tìm hiểu các giải pháp liên quan, Kinh tế Việt Nam & Thế giới trích dẫn bài viết của TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Điều này đến hậu quả là không chỉ việc giải ngân vốn đầu tư ì ạch, mà rất nhiều dự án đầu tư, xây dựng, giao thông, cầu đường, kinh doanh thương mại, cũng như các nhiệm vụ khác.... chưa triển khai được, gây ùn tắc, đọng việc.
Hiện vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức và cả địa phương trước khi quyết đáp vấn đề gì đều hỏi ý kiến, xin chủ trương, thỏa thuận, thống nhất cơ quan cấp trên hoặc cơ quan liên quan. Đây là tâm lý “sợ trách nhiệm” để khi nếu có quyết định sai thì các cơ quan, tổ chức đã được hỏi ý kiến cùng chia sẻ trách nhiệm.
Như vậy sẽ dẫn đến công việc bị kéo dài do phải chờ đợi hỏi ý kiến hoặc trong trường hợp chưa thống nhất, công việc bị dừng lại. Điều này là nguyên nhân làm ách tắc, chậm trễ, không kịp thời, nhất là không thể hiện được trách nhiệm của cơ quan hoặc người được giao thẩm quyền.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cán bộ, công chức sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, gây chậm trễ, ách tắc công việc, đó là do có một bộ phận cán bộ ý thức trách nhiệm kém, kiến thức và năng lực hạn chế, làm gì cũng sợ sai nên không dám làm, không dám quyết.
Tiếp đến là hệ thống pháp quy và cơ chế phối hợp công tác chưa thống nhất và đồng bộ. Từ đó, dẫn đến sự đùn đẩy, né tránh, không dám quyết đáp, khi xảy ra hậu quả khó quy trách nhiệm. Cùng với đó, bên cạnh xử lý các sai phạm, hiện nay chúng ta chưa có quy định để bảo vệ cán bộ, công chức dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung.
Cuối cùng, người ta vẫn nói: “cán bộ nào, phong trào ấy”. Vì vậy, tình trạng cán bộ, công chức làm việc cầm chừng, né tránh, không dám tham mưu, để tồn đọng thì rõ ràng có trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu không khắc phục được thì phải xem xét trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu.
Có thể thấy, “bộ phận cán bộ giữ an toàn, làm thì sợ sai” là những người thiếu trách nhiệm và yếu năng lực mà những người như thế này đôi lúc chúng ta vẫn gặp, chứ không phải đến bây giờ. Còn cán bộ, công chức nếu làm đúng pháp luật, đúng quy định, không có tư lợi cá nhân thì chẳng có gì để sợ cả.
Những người này sẽ luôn được xã hội trân trọng, được bảo vệ, biểu dương và khen thưởng. Chỉ người có sai phạm mà chưa bị “lộ” thì mới lo sợ, không biết khi nào cơ quan bảo vệ pháp luật hỏi đến; hoặc những người hạn chế về nhận thức, yếu kém về năng lực mới lo sợ không dám làm gì.
Có Đại biểu Quốc hội đã từng nói vẫn có trường hợp cán bộ có tâm lý “thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử”. Đây là suy nghĩ thiếu sâu sắc. Theo tôi, những người không làm gì để an toàn hoặc những người không dám làm vì sợ sai mà hàng tháng vẫn nhận tiền lương thì không chờ đứng trước Hội đồng kỷ luật hay Hội đồng xét xử. Sẽ đến lúc họ đứng trước Hội đồng của lương tâm, của danh dự nghe phán xét.
Vẫn phải khẳng định một điều là bên cạnh tình trạng không dám làm, sợ trách nhiệm, không dám đổi mới, sáng tạo thì đa số đội ngũ cán bộ, công chức vẫn tận tụy, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm “nản chí”, “chùn bước”, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên. Mà chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm… Ai không dám làm thì mạnh dạn đứng sang một bên cho người khác làm”.
Để khắc phục tình trạng cán bộ công chức né trách nhiệm, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện về chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Công điện của Thủ tướng là một chỉ đạo rất đúng và cần thiết trong giai đoạn này để khắc phục việc không dám làm, sợ trách nhiệm, đùn đẩy và né tránh... trong một bộ phận cán bộ, công chức.
Hiện Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng Nghị định Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là một giải pháp nếu được thực hiện, thì có tác dụng mạnh mẽ, củng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ.
Đây là một giải pháp nếu được thực hiện sẽ có tác dụng mạnh mẽ, củng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ. Người ta sẵn sàng sáng tạo, đột phá, dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên, họ cũng cần có môi trường, điều kiện thuận lợi để làm việc, cống hiến, nhất là được khuyến khích và bảo vệ.
Từ chủ trương của Đảng và yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc ban hành quy định khuyến khích, bảo vệ cán bộ là rất cần thiết. Qua đó, sẽ tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn tận tâm, nỗ lực hành động vì lợi ích chung. Từ đó mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
Tuy nhiên, để quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung đảm bảo giá trị pháp lý cũng như tính khả thi, theo tôi nên báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội ban hành một nghị quyết về nội dung này. Sau khi Quốc hội ban hành nghị quyết thì Chính phủ mới hướng dẫn hoặc quy định chi tiết./.
TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
- Từ khóa :
- cán bộ
- tăng trưởng kinh tế
- phát triển kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc trị "tư duy phòng thủ"
09:35' - 15/05/2023
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hai vấn đề lớn nhất của Tp. Hồ Chí Minh phải giải quyết là niềm tin thị trường, tâm lý xã hội và sự e dè, sợ hãi, sợ trách nhiệm của cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ điểm nghẽn về chính sách
09:34' - 15/05/2023
Doanh nghiệp mong đợi không chỉ có những chính sách đột phá, thích ứng đa chiều với những thay đổi khó lường của tình hình kinh tế toàn cầu mà còn được thực thi nhanh chóng.
-
Kinh tế Việt Nam
Sợ sai kéo dài ...trì trệ
09:10' - 15/05/2023
E dè, né trách nhiệm, sợ sai tới nay đã thành “bệnh” trong một bộ phận cán bộ, công chức. Tâm lý này đang làm trì trệ sự phát triển ở các địa phương, kéo lùi tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Houthi tuyên bố tiếp tục phong tỏa tàu thuyền có liên kết với Israel
08:56' - 04/11/2024
Lực lượng Houthi sẽ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa trên biển đối với Tel Aviv và sẽ tấn công bất kỳ tàu thuyền nào thuộc sở hữu, có liên kết hoặc trên đường di chuyển đến Israel.
-
Ý kiến và Bình luận
Ấn Độ chủ động tìm kiếm giải pháp cho các điểm nóng xung đột trên thế giới
08:55' - 04/11/2024
New Delhi đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho 2 cuộc xung đột Nga - Ukraine và Hamas - Israel thông qua con đường ngoại giao.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính trầm trọng tại 22 quốc gia
14:26' - 01/11/2024
Xung đột và bạo lực vũ trang tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói ở nhiều điểm nóng, làm gián đoạn các hệ thống cung ứng lương thực.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Mỹ có lạc quan về "sức khoẻ" nền kinh tế?
09:11' - 31/10/2024
Ở thời điểm chưa đầy một tuần nữa nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử Tổng thống, nền kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong quý III/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Thống đốc BoK hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc
08:38' - 30/10/2024
Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ông Rhee Chang-yong dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Hàn Quốc sẽ thấp hơn dự đoán 2,4% được đưa ra hồi tháng Tám do xuất khẩu suy giảm.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối quy định của Mỹ về hạn chế đầu tư công nghệ
08:24' - 30/10/2024
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm đã bày tỏ phản đối quy định mới nhất của Mỹ về các hạn chế đầu tư nhằm vào Bắc Kinh.
-
Ý kiến và Bình luận
Phản ứng của các nước và doanh nghiệp về phần mềm ô tô của Trung Quốc
09:09' - 29/10/2024
Chính phủ Mexico bày tỏ quan ngại trước đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
Cần có mức trần chung cho giá nhà ở xã hội
19:31' - 28/10/2024
Dù có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều người mua nhà ở xã hội vẫn phải chờ đợi vì nguồn vốn từ Ngân hàng dẫn đến nghịch lý giữa cung cầu nhà ở và khả năng tiếp cận tài chính của người dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam-Malaysia còn nhiều dư địa hợp tác thương mại và du lịch
07:53' - 28/10/2024
Malaysia và Việt Nam có tiềm năng hợp tác lớn và điều này cũng đã được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đưa ra trong chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Malaysia Johari Bin Abdul.