Châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất
Mặc dù vậy, quan điểm chung mà báo cáo Đánh giá Thương mại Quốc gia (NTE) của Mỹ và Cảnh báo chính sách kỹ thuật số do tổ chức nghiên cứu Global Trade Alert có trụ sở tại châu Âu đưa ra là các quốc gia châu Á đang ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn trong việc quản lý hiệu quả nền kinh tế kỹ thuật số.
Một mặt, châu Á sở hữu những công ty công nghệ lớn nhất và cạnh tranh nhất trên hành tinh, những bên đang phát triển một loạt dịch vụ gồm thương mại điện tử, giao hàng thực phẩm, quản lý thanh toán trực tuyến, cũng như xây dựng các nền tảng truyền thông xã hội độc đáo.Chỉ tính riêng nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, với hơn 40 triệu người dùng Internet mới trong năm qua.
Mặt khác, các chính phủ châu Á đang ngày càng đưa ra nhiều chính sách và động thái có thể tác động đến tăng trưởng và thay đổi đáng kể sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số. Do sự thiếu chặt chẽ ở một số thị trường trong việc quản lý hoạt động thương mại kỹ thuật số, không có gì ngạc nhiên khi hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này tại châu Á cũng bị hạn chế.Tuy nhiên, hai báo cáo mới nêu trên cho biết các quyết định chính sách trong nước đối với nền kinh tế kỹ thuật số sẽ có những tác động tới thương mại quốc tế.
Bản NTE năm nay ghi nhận một loạt thách thức đối với hoạt động thương mại kỹ thuật số ở các nước châu Á.Chúng bao gồm các hạn chế liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia; kiểm soát nội dung trực tuyến; thắt chặt quy định về phát sóng hoặc quảng cáo; áp dụng mức thuế mới đối với các dịch vụ kỹ thuật số; hạn chế về chia sẻ dữ liệu người dùng; yêu cầu về định vị cho dịch vụ điện toán đám mây; một loạt quy định mới cho dịch vụ Internet; cập nhật các quy tắc bảo mật về chuyển giao thông tin xuyên biên giới; điều chỉnh các chính sách cạnh tranh; cùng những vấn đề về thanh toán xuyên biên giới.
Việc các chính phủ thiết lập những quy tắc, luật định hoặc quy định để quản lý các mối đe dọa an ninh mạng hoặc quốc gia là hiển nhiên. Song một số Chính phủ đã tạo ra những quy định không rõ ràng, hoặc quá rộng hoặc quá hạn chế, hay đơn giản là không thể thực hiện được. Đôi khi các chính phủ vô tình tạo ra các hạn chế như vậy. Trong một môi trường vận động nhanh như nền kinh tế kỹ thuật số, các cơ quan và bộ ngành phải tăng tốc xây dựng các quy tắc và quy định phù hợp.Nhưng thường sự phối hợp giữa các cơ quan lại chưa đầy đủ, với việc một cơ quan soạn thảo quy định có thể mâu thuẫn trực tiếp hoặc không thể tuân thủ về mặt kỹ thuật các quy tắc do một bên khác soạn thảo.
Những mâu thuẫn nội bộ này đặc biệt rõ ràng khi các cơ quan xây dựng những quy tắc cho các lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như chính sách y tế nhưng lại chạy ngược hướng với các chính sách quốc gia khác. Cả hai báo cáo đều nhấn mạnh rằng không phải tất cả cơ quan đều có trình độ, năng lực kỹ thuật và pháp lý như nhau. Điều này thường dẫn đến tình huống các quy tắc hiện hành hoặc dự thảo luật trở nên quá rộng hoặc quá hạn chế.Nhiều lúc, các quy định mới không đạt được mục tiêu đề ra vì các quy trình thực tế không phù hợp với những gì các quan chức chính phủ nhận định. Do đó, nhiều quy định có thể trở nên vô ích hoặc phản tác dụng trong thời gian ngắn sau đó.
Trong một số trường hợp, các hạn chế lại nhằm mục đích cụ thể là ngăn chặn hoạt động của các công ty nước ngoài. Nhiều quy tắc kỹ thuật số mới nhằm ngăn cản khả năng tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài, hoặc khuyến khích sự phát triển của các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số trong nước. Tuy nhiên, những hạn chế này có thể gây thiệt hại khá lớn cho các công ty địa phương. Đặc biệt là đối với các công ty nhỏ vì họ không thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm kỹ thuật số nước ngoài, hoặc phải trả chi phí cao hơn nhiều so với trước đây cho những dịch vụ đó. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch lên môi trường kỹ thuật số chưa từng có, bao gồm những phương thức làm việc, phân phối và tiêu dùng mới.Chính hiện thực này càng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày một lớn của việc áp dụng các quy tắc thương mại phù hợp để giúp các quốc gia quản lý nền kinh tế kỹ thuật số một cách hiệu quả và mang tính hợp tác hơn./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Công ty công nghệ Mỹ vận động chính phủ hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn
07:37' - 12/05/2021
Một số khách hàng mua chip bán dẫn hàng đầu thế giới đang cùng hợp tác với các hãng sản xuất chip để lập ra một nhóm vận động hành lang mới nhằm thúc đẩy Chính phủ Mỹ hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn.
-
Kinh tế số
Các hãng ô tô và công ty công nghệ phải hạn chế sản xuất do thiếu hụt chip
08:47' - 08/05/2021
Báo seznamzpravy.cz (Séc) đưa tin tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu ngày càng trầm trọng nên các nhà sản xuất ô tô cũng như các công ty công nghệ Apple và Samsung phải hạn chế sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Sự phát triển bùng nổ của các công ty công nghệ Đông Nam Á có kéo dài?
05:30' - 29/04/2021
Hoạt động khởi nghiệp trên Internet ở Đông Nam Á đã bùng nổ. Giá trị vốn hóa thị trường của Sea, một tập đoàn của Singapore niêm yết trên sàn chứng khoán New York năm 2017, tăng gấp 5 lần năm ngoái.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
SpaceX chi 2 tỷ USD đầu tư vào xAI của tỷ phú Elon Musk
16:43'
Khoản đầu tư này nằm trong kế hoạch huy động vốn cổ phần trị giá 5 tỷ USD của xAI, do ngân hàng Morgan Stanley công bố hồi tháng 6/2025.
-
Công nghệ
Chàng trai dân tộc Nùng tiên phong thực hiện số hóa, kiến tạo tương lai
13:30'
Hiện nay, với nhu cầu phát triển của công nghệ và yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ thị trường châu Âu, bản đồ số trở thành công cụ đắc lực.
-
Công nghệ
Hải Phòng: Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách
07:30'
Cuối tháng 6/2025, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã ra mắt Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh”. Tour được tổ chức vào thứ Tư, thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần.
-
Công nghệ
Hợp tác để đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo
13:30' - 12/07/2025
Ngày 8/7, Thường trực Thành ủy Cần Thơ và các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với Quỹ đầu tư GenAI Fund nhằm đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo.
-
Công nghệ
Cần Thơ đồng hành cùng chủ trương số hóa y tế quốc gia
07:30' - 12/07/2025
Hồ sơ bệnh án điện tử là một trong những nội dung trọng tâm trong lộ trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến 2030.
-
Công nghệ
Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số
13:30' - 11/07/2025
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Lạc Dương, các tình nguyện viên luôn có mặt từ sớm để hỗ trợ người dân đến làm thủ tục.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch tung loạt sản phẩm mới vào đầu năm 2026
10:33' - 11/07/2025
Theo hãng tin Bloomberg, Apple dự kiến tung ra nhiều sản phẩm mới trong nửa đầu năm 2026, trong đó đáng chú ý có mẫu iPhone giá rẻ iPhone 17e, loạt iPad mới và các dòng máy Mac nâng cấp.
-
Công nghệ
Đà Nẵng hoàn tất triển khai hạ tầng số và dịch vụ công trực tuyến
07:30' - 11/07/2025
Các hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, văn bản điện tử, nền tảng tích hợp - chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh, báo cáo và họp trực tuyến đều đã hoàn thiện, vận hành ổn định.
-
Công nghệ
OpenAI sắp tung trình duyệt web tích hợp AI
10:45' - 10/07/2025
OpenAI, hãng công nghệ đứng sau cơn sốt toàn cầu ChatGPT, đang chuẩn bị cho ra mắt trình duyệt web tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).