Châu Âu bắt đầu “siết” thời trang nhanh
Theo đó, dự luật kêu gọi tăng phí môi trường lên tới 10 euro cho mỗi sản phẩm đến năm 2030, đồng thời cấm nhà sản xuất quảng cáo những sản phẩm này. Sau khi Hạ viện Pháp thông qua, dự luật sẽ được chuyển tới Thượng viện Pháp để cơ quan này tiếp tục xem xét và bỏ phiếu. Nếu nó trở thành luật chính thức, những thương hiệu thời trang nhanh sẽ gặp thách thức lớn.
Trước đó, Nghị viện châu Âu (EP) cũng đã bỏ phiếu thông qua các đề xuất nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hiệu quả rác thải thực phẩm và dệt may trên toàn Liên minh châu Âu (EU).Đề xuất này nhằm giảm lượng rác thải thực phẩm từ nay đến năm 2030, đồng thời siết chặt các quy định về rác thải dệt may liên quan ngành công nghiệp thời trang nhanh.
Các nước thành viên được yêu cầu nỗ lực thực hiện các mục tiêu mang tính ràng buộc và tham vọng hơn từ nay đến năm 2030 đồng thời xem xét thêm và yêu cầu Ủy ban châu Âu đánh giá về khả năng đưa ra các mục tiêu cao hơn (lần lượt ít nhất 30% và 50%) cho năm 2035.Đề xuất trên đặt ra các nghĩa vụ mới đối với lĩnh vực dệt may, với việc đề nghị thiết lập các chương trình mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) nhằm buộc các công ty có các sản phẩm dệt may bán ra thị trường phải chịu trách nhiệm về toàn bộ vòng đời của sản phẩm. Các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm thu thập, phân loại và tái chế quần áo cũng như mọi vật dụng từ thảm đến nệm, dựa trên trách nhiệm của các quốc gia thành viên.Hạn chế thời trang nhanh được EU lên tiếng từ lâu và cũng đã đưa ra các cảnh báo nghiêm trọng về môi trường, nhất là rác thải. Theo tính toán, EU thải ra 5,2 triệu tấn rác thải quần áo và giày dép mỗi năm.EU là một trong số thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của ngành dệt may Việt Nam. Doanh nghiệp dệt may trong nước cũng đã sớm được cảnh báo về thời trang nhanh và định hướng xây dựng lộ trình phát triển xanh và bền vững.Theo đó, nhiều nguyên liệu thân thiện với môi trường được doanh nghiệp dệt may trong nước nghiên cứu, sử dụng như vải, sợi từ bã cà phê, từ nhựa tái chế, tre, sơ dừa…Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang và sẽ dần áp dụng hàng loạt những biện pháp thương mại như: Cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất), cơ chế CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) và Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật Thẩm định chuỗi cung ứng của Đức...Tất cả các quy định trên đã tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vì mọi quy tắc trên bắt buộc cho ngành dệt may xuất khẩu phải lấy thời trang bền vững làm định hướng phát triển thay vì thời trang nhanh, rẻ như trước đây. Như vậy, cạnh tranh thị trường xuất khẩu hiện nay không chỉ dừng ở yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng mà tiêu chí phát triển bền vững lại là yếu tố then chốt, đặc biệt là tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ.Chẳng hạn, những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào EU bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.Theo VITAS, thời trang “xanh” được phát triển từ các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và những “rác thải” được tái chế là phù hợp với xu hướng phát triển của ngành thời trang thế giới.Phát triển ngành dệt may theo hướng xanh và bền vững là yêu cầu tuy nhiên việc chuyển đổi đang diễn ra một cách đơn lẻ và mới được những doanh nghiệp lớn, có khả năng tài chính thực hiện.Với khoảng 80% sản lượng của ngành dệt may hiện dành cho xuất khẩu, có nghĩa ngành đang phụ thuộc vào thị trường thế giới, vào các nhãn hàng thì việc phát triển xanh, bền vững cần thực hiện một cách thống nhất, có lộ trình. Để thực hiện điều này sự nỗ lực của doanh nghiệp là không thể thiếu nhưng rất cần sự định hướng của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự đồng hành mạnh mẽ của hiệp hội ngành hàng.https://congthuong.vn/chau-au-bat-dau-siet-thoi-trang-nhanh-309393.html?fbclid=IwAR0yH5E2lv2hdl2Bh9NjQm9WWs2JGGvT1_m9gf3GgtdngyzhfW27BkQSMQI
Tin liên quan
-
Công nghệ
Công ty khởi nghiệp Bỉ tái chế rác thải từ tiệm làm tóc
12:21' - 09/02/2024
Công ty khởi nghiệp Bỉ đã thực hiện những giải pháp đột phá bằng việc tái chế rác thải từ tiệm làm tóc biến nó thành phân bón.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất ở Nhật Bản: Tỉnh Ishikawa ước tính phải xử lý gần 2,5 triệu tấn rác thải
15:36' - 07/02/2024
Chính quyền tỉnh Ishikawa cho biết địa phương này phải xử lý tới 2,44 triệu tấn rác thải từ trận động đất có độ lớn 7,6 xảy ra trên bán đảo Noto vào ngày đầu năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15'
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Thang máy 2024
15:42' - 27/11/2024
Với quy mô tăng 30% so với năm 2023, Vietnam Elevator Expo 2024 mang tới những giải pháp, công nghệ và phong cách mới của 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế hiện diện tại 120 gian hàng.