Châu Âu “cảnh giác” trước dòng vốn đầu tư ồ ạt từ Trung Quốc (Phần 1)
Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tới việc sớm thông qua cơ chế kiểm soát đầu tư nhằm giải quyết sự mất cân bằng giữa việc Trung Quốc tăng cường thâu tóm các công ty ở châu Âu trong khi lại kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các nước châu Âu vào nước này.
Đó là nhận định trong bài bình luận đăng trên trang mạng của Hội đồng Đối ngoại châu Âu (ecfr.eu) mới đây của hai tác giả Mathieu Duchâtel - Phó Giám đốc Chương trình Nghiên cứu chính sách về châu Á và Trung Quốc và Angela Stanzel - nhà nghiên cứu cấp cao chính sách về Trung Quốc.Việc các nền kinh tế lớn nhất châu Âu tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ tài sản kinh tế trước nhà đầu tư nước ngoài chính là phản ứng trước chiến lược của Trung Quốc nhằm tạo ra những tập đoàn công nghiệp sáng tạo hàng đầu trên thế giới phục vụ lợi ích của nước này, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng.Việc các nước còn lại ở khu vực châu Âu sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ kinh tế này hay không sẽ định hình mối quan hệ giữa châu Âu - Trung Quốc, và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tham vọng của Trung Quốc.
Chỉ trong vòng một tuần, lần đầu tiên Đức đã tiến hành hai biện pháp phòng vệ chưa từng có tiền lệ nhằm vào Trung Quốc. Tháng 7/2018, chính phủ liên bang đã cho phép Ngân hàng phát triển nhà nước KfW nắm giữ 20% cổ phần của công ty truyền tải điện 50Hertz Transmission GmbH - một trong những nhà cung ứng lưới điện lớn nhất của Đức.Điều này có nghĩa là những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thâu tóm công ty này đã thất bại. Ngay sau đó, Berlin cũng ngăn chặn một vụ thâu tóm khác của Trung Quốc thông qua việc không để tập đoàn Yantai Taihai mua công ty Leifeld Metal Spinning chuyên sản xuất thiết bị kim loại kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp vũ trụ và năng lượng. Khi thực hiện quyền phủ quyết, chính phủ liên bang đã chỉ ra cụ thể lý do an ninh và buộc công ty Leifled phải tuân thủ. Động thái này diễn ra sau khi Chính phủ Đức tiến hành sửa đổi Sắc lệnh Ngoại thương và Thanh toán nhằm thắt chặt các quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cho phép chính phủ đưa ra đánh giá về khía cạnh an ninh trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua 25% cổ phần của công ty trong nước.Những lĩnh vực chịu giám sát gồm cơ sở hạ tầng trọng yếu, năng lượng, công nghệ thông tin, tài chính, vận tải và cả ngành công nghiệp vũ khí.
Liên quan tới công ty truyền tải điện 50Hertz Transmission GmbH, lẽ ra cuộc đấu thầu có thể được thực hiện theo những quy định mới. Tuy nhiên, Đức lại không áp dụng những quy định này mà quyết định làm tiêu tan những nỗ lực của Trung Quốc bằng cách công bố rằng chính phủ cần phải bảo vệ những tài sản trọng yếu. Quyết định này cho thấy một khái niệm rộng về mối đe dọa an ninh quốc gia, trong đó áp dụng cả đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần nhỏ.Những quy định kiểm soát đầu tư nước ngoài chặt chẽ của Đức được khởi xướng không chỉ ở cấp liên bang mà còn cả cấp tiểu bang. Vào tháng Tư, bang Bundesrat đại diện cho các bang ở Đức đã hối thúc chính quyền liên bang hạ mức cho phép nước ngoài đầu tư từ 25% xuống 10%. Đề xuất thống nhất này của các bang thể hiện sự nhất trí của Đức trong việc tăng cường các biện pháp bảo vệ trước nguồn tài chính dồi dào và tham vọng công nghiệp của Trung Quốc.Mặc dù trước đây các bang của Đức đã được hưởng lợi kinh tế từ hoạt động đầu tư của Trung Quốc, song họ nhận thấy rằng các nhà đầu tư Trung Quốc tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp chủ chốt trong khi chính phủ liên bang thiếu các biện pháp bảo vệ. Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier đã khẳng định có thể sẽ hạ mức cho phép nước ngoài đầu tư xuống mức 15%.Trong khi đó, Chính phủ Pháp đang chuẩn bị trình Quốc hội kế hoạch hành động đối với tăng trưởng và chuyển đổi thương mại. Bản kế hoạch này bao gồm các biện pháp bảo vệ tài sản chiến lược quốc gia để không bị nước ngoài thâu tóm.Năm 2004, chính phủ đã ban hành một sắc lệnh cho phép Bộ Kinh tế ngăn chặn việc thâu tóm các tài sản liên quan tới công nghiệp quốc phòng. Năm 2014, chính phủ ban hành một sắc lệnh khác, trong đó đã đưa thêm các lĩnh vực năng lượng, tài nguyên nước, thông tin điện tử và y tế công vào danh sách những lĩnh vực được bảo vệ.Hiện Pháp có kế hoạch bổ sung các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data), công nghệ nano, vũ trụ và tài chính vào danh sách để điều chỉnh các biện pháp phòng vệ của nước này cho phù hợp với các biện pháp phòng vệ của Trung Quốc và Mỹ.Bên cạnh đó, Pháp cũng đang xây dựng các công cụ mới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trước nguy cơ bị ép buộc chuyển giao khi các công ty Pháp đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời, chính phủ cũng đang hướng tới chuyển thẩm quyền sàng lọc đầu tư hiện thuộc chức năng của Bộ Kinh tế sang Văn phòng Tổng thống.Văn phòng của Tổng thống Emmanuel Macron đã sớm thể hiện quyết tâm bảo vệ tài sản công nghiệp không để bị nước ngoài thâu tóm. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới đã quyết định tạm thời quốc hữu hóa công ty đóng tàu STX để ngăn chặn không để các công nghệ dân sự và lưỡng dụng chủ chốt rơi vào tay các công ty Trung Quốc liên doanh với công ty Fincantieri của Italy trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu chất lượng cao.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia hủy 3 dự án trị giá hàng chục tỷ USD với Trung Quốc
16:39' - 21/08/2018
Ngày 21/8, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad xác nhận hủy bỏ 3 dự án có tổng trị giá 22 tỷ USD ký kết giữa Trung Quốc và Malaysia cho tới khi Kuala Lumpur thanh toán được các khoản nợ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Á và cái bẫy phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc
05:30' - 21/08/2018
Các dự án cơ sở hạ tầng nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh được cho là để kết nối châu Á tới châu Âu, nhưng Trung Á đang rơi vào bẫy phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ lo ngại tham vọng mua doanh nghiệp của các tập đoàn Trung Quốc
09:14' - 14/08/2018
Bộ trưởng Viễn thông Thụy Sỹ, bà Doris Leuthard bày tỏ lo ngại về các thương vụ của các tập đoàn hay công ty lớn của Trung Quốc mua các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược của Thụy Sỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gặp khó khi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Mỹ
16:03' - 09/08/2018
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ dự kiến ký một đạo luật nhằm tăng cường sự kiểm soát, giám sát của chính phủ đối với các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.