Trung Á và cái bẫy phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc
Cộng hòa Turkmenistan, một quốc gia ở Trung Á, đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế. Một mặt phần lớn nguồn thu nhập của quốc gia là xuất khẩu khí đốt phụ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác, khoản vay nợ của quốc gia này ngày càng tăng, khiến cho dòng tiền lưu thông ngày càng ách tắc.
Cộng hòa Tajikistan, một quốc gia khác ở khu vực Trung Á, để đổi lấy khoản tiền viện trợ từ Bắc Kinh cũng đã phải nhượng quyền khai thác tài nguyên cho một số doanh nghiệp Trung Quốc. Theo báo Nihong Keizai, mặc dù áp dụng chế độ kiểm soát thông tin nghiêm ngặt nhưng những thông tin kiểu như "Mỗi ngày đều có hàng dài người đứng đợi mua thực phẩm", "Muốn mua bột mỳ phải đặt trước cả tháng" được phát đi từ Turkmenistan ngày càng nhiều. Theo các thông tin tại đây, tỷ giá quy đổi chính thức 1 USD đổi được 3,5 manat (tiền Turkmenistan) nhưng thực tế tỷ giá trên chợ đen đã rớt xuống 1 USD đổi 18-19 manat. Thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày như bột mỳ, đường, dầu ăn không đáp ứng đủ nhu cầu, trong khi chính phủ đã tiến hành tăng giá nước sạch và khí đốt, đẩy vật giá tại quốc gia Trung Á này tăng 300%. Có một số ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng hiện nay đã vượt qua cả thời kỳ hỗn loạn hậu Xô-viết.Với 70% nguồn thu nhập quốc gia dựa vào xuất khẩu khí thiên nhiên, từ năm 2009, Turkmenistan đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường ống dẫn khí tới nước này qua các nước láng giềng Uzbekistan và Kazakhstan. Đồng thời, chính quyền Ashgabat cũng vay nhiều tiền từ Bắc Kinh để phát triển các mỏ khí đốt cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Theo Viện nghiên cứu Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) của Nga thì số vốn vay này lên tới 8 tỷ USD và Turkmenistan dùng một phần số tiền bán khí đốt cho Trung Quốc để trả nợ.Tuy nhiên, sau khi đường ống dẫn dầu đi qua Nga bị ngừng hoạt động, các hợp đồng ký với Iran cũng không thuận lợi, thu nhập từ khí đốt của Turkmenistan năm 2017 đã giảm một nửa so với năm 2015. Thêm vào đó, do hệ thống quản lý tài chính lỏng lẻo trong các dự án cơ sở hạ tầng cộng thêm các vụ tham nhũng đã đẩy kinh tế Turkmenistan rơi vào khủng hoảng. Để trả nợ Trung Quốc, có một số thông tin cho rằng Turkmenistan đã buộc phải nhượng quyền khai thác một số mỏ khí đốt cho phía Trung Quốc.Thời gian qua, nhiều nước Trung Á đã đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), kèm theo đó là những khoản vay khổng lồ. Tháng 4/2018, Tajikistan đã nhượng quyền khai thác một mỏ vàng cho doanh nghiệp Trung Quốc để đổi lại nhận được khoản vay 300 triệu USD để xây dựng nhà máy phát điện. Tại Kyrgyzstan, để có vốn xây dựng nhà máy phát điện tại thủ đô Bishkek, chính phủ nước này đã ký vay vốn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương), trong đó có điều khoản cam kết sẽ trả toàn bộ các tài sản trong dự án này nếu không thể trả đủ nợ cho Bắc Kinh. Trong một dự án xây dựng đường sắt khác, cũng có điều khoản phải cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên để đổi lấy các khoản vay.Với việc Sri Lanka phải chuyển quyền khai thác cảng Hambantota ở phía Nam nước này trong thời gian 99 năm, nguy cơ nước này phụ thuộc vào Trung Quốc xuất phát từ BRI đã được cả thế giới nhận diện. Nhà nghiên cứu Andrei Grozin, trưởng bộ phận nghiên cứu Trung Á của viện CIS, cho rằng mục đích của Trung Quốc tại Trung Á là củng cố vị trí độc tôn và thu mua hết nguồn tài nguyên tại đây.TTXVNTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế tại Đông Nam Á
06:30' - 19/08/2018
Theo nhận định của trang mạng thediplomat mới đây, do Mỹ và Trung Quốc đều có những lợi thế tại Đông Nam Á nên cạnh tranh ảnh hưởng của hai cường quốc ở khu vực này sẽ là cuộc chiến kéo dài.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sỹ lo ngại tham vọng mua doanh nghiệp của các tập đoàn Trung Quốc
09:14' - 14/08/2018
Bộ trưởng Viễn thông Thụy Sỹ, bà Doris Leuthard bày tỏ lo ngại về các thương vụ của các tập đoàn hay công ty lớn của Trung Quốc mua các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược của Thụy Sỹ.
-
Chuyển động DN
"Đại gia" viễn thông Trung Quốc Huawei lên kế hoạch đầu tư vào Thụy Sỹ
09:15' - 13/08/2018
Huawei, "ông lớn" trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc, có kế hoạch đầu tư lớn vào hai thành phố của Thụy Sỹ là Lausanne và Zurich.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Thái Bình Dương - "Sàn đấu" mới giữa Trung Quốc và Mỹ
06:03' - 10/08/2018
Các diễn biến mới đây đang làm dấy lên quan ngại rằng khu vực Nam Thái Bình Dương đang trở thành "sàn đấu" của cuộc cạnh tranh chiến lược Chiến tranh Lạnh kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ đáp trả đến cùng nếu Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung 50%
09:54'
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nếu Mỹ tiếp tục tăng thuế quan đối với Trung Quốc, nước này sẽ kiên quyết thực hiện các biện pháp đáp trả để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Goldman Sachs, JPMorgan nâng dự báo về khả năng suy thoái của kinh tế Mỹ
08:28'
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa Mỹ
08:12'
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đề xuất áp mức thuế trả đũa 25% lên một loạt hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Xuất khẩu tăng trưởng mong manh giữa tâm bão chiến tranh thương mại
06:30'
Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), trong tháng Hai, sản lượng công nghiệp của Đức tiếp tục giảm mặc dù xuất khẩu tăng, do dự đoán tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.