Châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn do khủng hoảng năng lượng
Trang Mạng Quốc tế ngày 29/11 có đăng bài viết của học giả Triệu Tuấn Kiệt, nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu châu Âu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài và phức tạp, châu Âu đã trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng từ tháng Sáu năm nay. Hiện tại, cuộc khủng hoảng vẫn đang âm ỉ, gây tác động lớn đến các nền tảng kinh tế xã hội của châu lục.
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu không chỉ là yếu tố kiểm nghiệm sự đoàn kết chính trị và năng lực giải quyết khó khăn của Liên minh châu Âu (EU), mà còn tác động trực tiếp đến hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-EU.
* Sự đan xen của các yếu tố bên trong và bên ngoài
Tính dễ bị tổn thương của hệ thống năng lượng châu Âu là nguyên nhân nội tại của cuộc khủng hoảng năng lượng.
Thứ nhất, châu Âu thiếu nguồn năng lượng tự nhiên. Trữ lượng năng lượng hóa thạch của châu lục này là rất ít. Năm 2020, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá của châu Âu chỉ chiếm lần lượt là 0,8%, 1,7% và 12,8% tổng trữ lượng của thế giới.
Thứ hai, mâu thuẫn cơ cấu giữa cung cầu trên thị trường năng lượng đã tồn tại trong một thời gian dài. Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng của châu Âu năm 2021, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá lần lượt chiếm 33%, 25% và 12%, chiếm tổng cộng 70%. 30% còn lại là năng lượng tái tạo, điện hạt nhân và thủy điện. Trong khi đó, 70% tiêu thụ năng lượng của châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu.
Thứ ba, sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga là rất lớn. Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), năm 2021, nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá từ Nga của EU chiếm tỷ trọng lần lượt là 29%, 48% và 50%.
Xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine và các biện pháp trừng phạt cứng rắn của EU đối với Nga là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu. Xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến sự bất đồng giữa hầu hết các nước châu Âu và Nga.
Nhiều đợt trừng phạt và “cấm vận dầu mỏ của Nga” do EU dẫn đầu đã buộc Nga phải giảm đáng kể xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu, cuối cùng đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đối với kinh tế - xã hội châu Âu là rõ ràng. Viện nghiên cứu Bruegel, một tổ chức tư vấn của Bỉ, đã chỉ ra rằng “hóa đơn năng lượng” của các nước châu Âu đã lên tới gần 500 tỷ euro, trong đó chính phủ của 27 quốc gia thành viên EU đã chi 314 tỷ euro và Chính phủ Anh chi 178 tỷ euro để giảm bớt tác động tiêu cực do khủng hoảng năng lượng gây ra đối với doanh nghiệp và người dân.
Viện nghiên cứu kinh tế Ifo của Đức ước tính khủng hoảng năng lượng sẽ khiến kinh tế Đức thiệt hại 64 tỷ euro trong năm nay và tổng thiệt hại trong các năm 2021 đến 2023 sẽ lên tới 110 tỷ euro. Hóa đơn năng lượng trung bình của mỗi hộ gia đình ở Anh sẽ là khoảng 4.420 bảng Anh trong năm nay, tăng gấp ba lần so với năm ngoái.
* Kiểm nghiệm sự đoàn kết chính trị
Bề ngoài, EU vẫn có thể phối hợp hành động, nhưng sự chia rẽ và mâu thuẫn trong nội bộ ngày càng lộ rõ. Trước hết, Pháp và Đức, hai quốc gia lớn nhất trong EU, có thái độ rõ ràng và cách làm khác nhau trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng.
Tại Hội nghị thượng đỉnh mùa Thu của EU diễn ra hồi tháng 10, các nước gồm Pháp, Hy Lạp, Italy đã đề xuất hạn chế giá khí đốt tự nhiên của Nga, nhưng đã bị các nước Đức và Hà Lan phản đối. Chính sách trợ giá 200 tỷ euro của Chính phủ Đức cũng gây ra sự phản đối của hầu hết các nước thành viên EU, trong đó có Pháp.
Thứ hai, một số quốc gia Trung và Đông Âu, chẳng hạn như Hungary và Cộng hòa Czech, đã không đồng nhất với EU trong sáng kiến của khối về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga và đưa ra các yêu cầu đặc biệt đối với EU.
Hungary đã nhiều lần bỏ phiếu phản đối các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt đó là “tự bắn vào chân mình” và sẽ chỉ gây hại cho kinh tế châu Âu.
Trong khi đó, Chính phủ Ba Lan đã đi đến một thái cực khác. Nước này đã công bố “kế hoạch cấp tiến nhất ở châu Âu” nhằm loại bỏ dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga vào cuối năm nay. Động thái này đã đẩy Pháp, Đức và các nước EU khác vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Thứ ba, giá năng lượng tăng cao ở châu Âu đã làm gia tăng xung đột nội bộ giữa các nước EU và việc cải thiện thị trường điện trở thành tâm điểm của mâu thuẫn. Tây Ban Nha đề xuất rút khỏi cơ chế giá điện chung của EU và xây dựng hệ thống định giá điện của riêng mình, trong khi các nước như Pháp, Cộng hòa Czech, Hy Lạp bày tỏ sự ủng hộ nhưng bị 9 quốc gia như Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan... phản đối.
Vào thời điểm kinh tế châu Âu đang suy thoái, vấn đề khủng hoảng năng lượng đang bùng phát và nền chính trị dân chủ đang suy thoái, sự đoàn kết chính trị của EU là không mạnh mẽ. Trên thực tế, các quốc gia thành viên EU đã tranh cãi và có sự khác biệt rõ ràng trong những năm gần đây về các vấn đề như chia sẻ người tị nạn châu Âu, biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày nay đã gây ra tác hại to lớn đối với nền kinh tế xã hội của nhiều quốc gia và chắc chắn sẽ khuyến khích sự lan rộng của chủ nghĩa dân túy cánh hữu cực đoan ở châu Âu. Phần lớn các quốc gia trước tiên cân nhắc đến lợi ích cốt lõi của mình trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng, chứ không phải là lợi ích của toàn bộ EU.
* Năng lực giải quyết khó khăn
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đã gây khó khăn cho tiến trình trung hòa carbon. Để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, Ủy ban châu Âu đã áp dụng một loạt biện pháp như tăng trữ lượng khí đốt tự nhiên, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tìm giải pháp thay thế khí đốt tự nhiên của Nga, coi việc duy trì an ninh năng lượng của châu Âu là ưu tiên hàng đầu.
Cho dù EU quyết tâm duy trì an ninh năng lượng của mình và các biện pháp của họ đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn một số bất ổn và hạn chế. Đầu tiên, rất khó để bổ sung khí đốt ở châu Âu, đặc biệt là sau khi đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Dòng chảy phương Bắc số 1 và số 2 đã ngừng hoạt động. Do đó, rất khó để tăng lượng khí tự nhiên hóa lỏng vận chuyển đến châu Âu trong thời gian ngắn.
Thứ hai, ngay cả khi khả năng lưu trữ khí đốt tự nhiên của EU đạt 100% thì cũng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sưởi ấm cao điểm ở châu Âu vào mùa Đông, nhu cầu còn lại sẽ phải nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Nga.
Thứ ba, hơn 92% mức tiêu thụ năng lượng của châu Âu tập trung ở 12 quốc gia công nghiệp như Đức, Pháp, Italy và Anh, những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng. Do đó, vào thời điểm quan trọng mỗi nước sẽ có những chính sách và hành động riêng của mình, điều này có khả năng khiến châu Âu ngày càng “chia rẽ” hơn.
* Tác động đối với Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu cũng có tác động đến Trung Quốc. Trước hết, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu đã gây ra những vấn đề trong chuỗi cung ứng song phương, gây trở ngại nhất định cho thương mại song phương.
Trong ba quý của năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Đức chỉ tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu của Trung Quốc từ Đức giảm 6,1%. Ngành sản xuất của Đức đang gặp nhiều khó khăn do thiếu năng lượng, tình trạng ngừng hoạt động, ngừng sản xuất cũng sẽ tác động đến các ngành liên quan ở Trung Quốc.
Thứ hai, tác động lan tỏa của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu cũng sẽ làm tăng giá năng lượng quốc tế, khiến Trung Quốc và châu Âu trở thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Nhưng mặt khác, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã buộc một số nước công nghiệp phải chuyển sản xuất sang Trung Quốc, làm tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế song phương.
Ví dụ điển hình nhất là Đức, năm nay Đức đã chuyển giao sản xuất hóa chất hữu cơ, thiết bị điện, thiết bị cơ khí, ô tô và phụ tùng sang Trung Quốc, mang lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho nước này.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu cũng mang đến cơ hội cho các thiết bị năng lượng nhỏ của Trung Quốc được xuất khẩu sang châu Âu. Từ tháng 1-7 năm nay, xuất khẩu chăn điện của Trung Quốc sang châu Âu tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái và máy sưởi điện tăng 23%.
Các mặt hàng như máy bơm nhiệt nguồn không khí, máy sưởi cầm tay, máy sưởi và túi chườm nóng được sản xuất tại Trung Quốc cũng trở thành sản phẩm bán chạy nhất nhờ có tuyến tàu cao tốc Trung Quốc-EU./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Công ty năng lượng Đức Uniper kiện Gazprom ra tòa trọng tài quốc tế
09:20' - 01/12/2022
Theo Uniper, phía Gazprom không cung cấp khí đốt khiến công ty này chịu phí tổn lên tới 11,6 tỷ euro (12 tỷ USD).
-
Thị trường
Khủng hoảng năng lượng khiến những ngày lễ cuối năm của châu Âu bớt "lung linh"
09:19' - 01/12/2022
Từ Paris cho đến London, các nhà chức trách đều đã giới hạn giờ chiếu sáng cho dịp lễ, trong khi nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng hoặc các nguồn năng lượng tái sinh.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng đe dọa vị thế toàn cầu của châu Âu
05:30' - 29/11/2022
Tờ The Economist vừa có bài viết đánh giá nguy cơ khủng hoảng năng lượng và địa chính trị kéo dài tại châu Âu sẽ làm suy yếu và đe dọa vị thế toàn cầu của châu lục.
-
Công nghệ
Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo của Trung Quốc tiếp tục tăng
16:40' - 27/11/2022
Công suất lắp đặt năng lượng tái tạo của Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng kể từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh nước này theo đuổi mục tiêu phát triển xanh.
-
Đời sống
Chính phủ Anh trợ giá năng lượng 2.500 bảng/năm cho các gia đình
07:34' - 25/11/2022
Cơ quan quản lý Năng lượng Anh (Ofgem) cho biết mức giá trần cho hóa đơn năng lượng trung bình hộ gia đình nước này sẽ tăng khoảng 21% lên 4.279 bảng (5.170,74 USD)/năm từ tháng 1 đến tháng 3/2023.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng có đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi năng lượng?
06:30' - 25/11/2022
Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu có thể giáng một đòn ngắn hạn vào quá trình chuyển đổi của châu Âu khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30'
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30'
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.
-
Phân tích - Dự báo
Chuyển đổi năng lượng - “thế khó” cuả Nhật Bản
05:30' - 26/11/2024
Nhật Bản đang cân nhắc đặt mục tiêu đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của đất nước vào năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2040.
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.