Châu Âu đối mặt vòng xoáy phá sản doanh nghiệp và cuộc chiến du lịch hậu COVID-19
Các trang nhật báo Pháp vừa có một số bài viết phân tích về một loạt thách thức đối với khu vực châu Âu thời kỳ hậu COVID-19. Trong đó, nguy cơ phá sản doanh nghiệp, khủng hoảng dân số và rủi ro xảy ra một cuộc chiến du lịch là những khía cạnh được chú ý đến nhiều nhất.
* Vòng xoáy khủng hoảng doanh nghiệpDù chính phủ các nước châu Âu đã chi hàng trăm tỷ euro để vực dậy nền kinh tế, nhất là hỗ trợ những doanh nghiệp bị tê liệt do các biện pháp phong tỏa chống dịch COVID-19, theo kết quả nghiên cứu của cơ quan bảo hiểm-tín dụng Coface được công bố ngày 16/6, số doanh nghiệp phá sản sẽ tăng mạnh từ nay đến hết năm 2021, với tỷ lệ 21% tại Pháp, 22% ở Tây Ban Nha, 37% đối với Anh và Italy, 36% tại Hà Lan. Quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất là Đức, với tỷ lệ phá sản tăng 12%.Theo Coface, tại Pháp, nếu không có thêm các biện pháp hỗ trợ bổ sung của chính quyền, đến cuối năm 2021 sẽ có tới 61.354 doanh nghiệp phá sản, nhất là các doanh nghiệp mới được thành lập, kéo theo 200.000 việc làm trực tiếp bị ảnh hưởng.Các lĩnh vực có nhiều nguy cơ phá sản nhất đương nhiên là các ngành nghề bị tác hại nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 như du lịch, nhà hàng, giao thông vận chuyển, thương mại, may mặc và xây dựng.
Đối với các nước châu Âu khác, Coface nhấn mạnh mức độ phá sản sẽ liên quan đến mức tăng giảm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo các dự báo về tăng trưởng, Hà Lan và Đức sẽ là những nước ít bị suy thoái nhất khi GDP chỉ giảm 2% so với năm 2019.GDP của Anh và Italy sẽ giảm 5-6% so với năm ngoái, nhiều hơn mức sụt giảm tại Pháp và Tây Ban Nha. Riêng tại Hà Lan, với điểm đặc biệt là các doanh nghiệp dễ bị phá sản hơn ở các nước khác, song khi kinh tế được hồi phục thì số công ty mới thành lập cũng cao hơn.
* Sau cuộc chiến COVID-19 là cuộc chiến du lịch
Trong khi đó, báo La Croix lại hướng sự chú ý đến nguy cơ xảy ra một cuộc chiến du lịch Hè giữa các nước châu Âu. Nước nào cũng vừa muốn giữ khách nội địa và thu hút khách ngoại quốc. Trong cuộc chiến mới này, dường như các nước Nam Âu như Italy, Tây Ban Nha và cả nước Pháp có nhiều ưu thế vì khí hậu dễ chịu và có nhiều khu nghỉ mát ven biển. Hơn 50% người dân châu Âu mùa Hè thường đi nghỉ ở vùng biển.Năm nay, do tác hại của dịch bệnh, Chính phủ Pháp đã nhiều lần bày tỏ mong muốn người dân Pháp sẽ đi nghỉ Hè trong nước. Theo một cuộc khảo sát mới đây, 87% dân Pháp chọn phương án du lịch nội địa mùa Hè này, trong khi chỉ có 13% muốn ra nước ngoài.Các địa phương của Pháp cũng tìm đủ cách để thu hút du khách với nhiều sáng kiến và có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến La Croix đề cập đến khả năng xảy ra “cuộc chiến giữa các vùng lãnh thổ”.
Trong khi đó, bên cạnh các thách thức kinh tế vi mô, một vấn đề dân sinh khác cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với chăm sóc y tế và quỹ hưu trí của châu Âu, đó là khủng hoảng dân số. Xu hướng dân số giảm và già ở châu Âu, nhất là ở các quốc gia Đông Âu và Nam Âu như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, đã kéo theo nhiều hậu quả về kinh tế, xã hội và cả chính trị.Trong bài viết “Liên minh châu Âu mở mắt về khủng hoảng dân số”, tờ Le Figaro lấy làm tiếc là giới lãnh đạo các nước thành viên Liên Âu đã coi nhẹ những hậu quả nói trên. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Liên minh châu Âu ghi nhận tỷ lệ tử vong cao hơn tỷ lệ sinh.
Theo báo cáo “Tác động của chuyển đổi dân số” do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Lyen phụ trách, nếu kéo dài tình trạng này, tính từ năm 2030 đến năm 2070 dân số châu Âu sẽ giảm 5%. 30% dân số sẽ trên 65 tuổi, số người trên 80 tuổi chiếm 13%. Còn số người trong độ tuổi lao động sẽ giảm 18%. Điều này sẽ tạo gánh nặng về chăm sóc y tế và quỹ hưu trí./.- Từ khóa :
- du lịch hậu covid 19
- đại dịch covid 19
- châu âu
Tin liên quan
-
Tài chính
Thuế kỹ thuật số: Cuộc đọ sức Mỹ-Pháp hay sự yếu kém của châu Âu?
05:30' - 23/06/2020
Theo nhận định của giới quan sát, đánh thuế kỹ thuật số GAFA đang là điểm tranh cãi gay gắt nhất giữa Washington và Paris, có nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới giữa Mỹ và châu Âu.
-
Đời sống
Châu Âu lập "đội quân y tế" để chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm thứ hai
16:19' - 22/06/2020
Trong lúc người dân châu Âu đang tận hưởng cuộc sống mới khi nới lỏng lệnh phong tỏa, tại các bệnh viện, các y bác sĩ lại tích cực chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Một số thành phố châu Âu phong tỏa trở lại, dịch COVID-19 tái bùng phát
08:12' - 19/06/2020
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một số thành phố châu Âu lại một lần nữa phải áp dụng các biện pháp phong tỏa sau khi tình trạng lây nhiễm COVID-19 có dấu hiệu tái phát trong những ngày qua.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu đứng trước triển vọng phục hồi ảm đạm
14:51' - 17/06/2020
Sau gần ba tháng “chảy máu” tiền mặt giữa lúc hoạt động hàng không gần như chững lại, các hãng hàng không hiện đang hoạt động trở lại hoặc tăng số chuyến bay.
-
Ngân hàng
Lòng tin của người dân châu Âu vào ECB giảm mạnh
07:02' - 16/06/2020
Theo một báo cáo mới công bố của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lòng tin của công chúng vào ngân hàng này trong thập kỷ qua đã giảm mạnh hơn so với các thiết chế khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18'
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06'
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11'
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43'
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41'
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.