Châu Âu muốn duy trì cạnh tranh nhưng tránh "thương chiến" với Mỹ
Phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu về Cạnh tranh của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), được tổ chức 1/12 tại thủ đô Paris, Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu phụ trách Cạnh tranh Margrethe Vestager cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tránh cuộc chiến thương mại với Washington.
Theo bà Margrethe Vestager, EU không nên "lao vào cuộc chiến thương mại" với Mỹ để phản ứng lại các biện pháp bảo hộ của Đạo luật Giảm lạm phát được Washington thông qua mới đây. Phát biểu tại Diễn đàn Toàn cầu về Cạnh tranh của OECD, bà nhấn mạnh “Chúng ta không thể tham gia hai cuộc chiến cùng một lúc”.
Theo bà, EU đang phải đối mặt với căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine và những hậu quả mà nó gây ra, cũng như việc Tổng thống Nga Vladimir Putin gây sức ép bằng lá bài năng lượng đối với châu Âu. Bà Margrethe Vestager "tin" rằng bất đồng này sẽ sớm được giải quyết thông qua đàm phán.
Quan chức trên không đồng ý với quan điểm của một số người khác trong Ủy ban, đòi kháng cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bởi vì theo bà việc này sẽ mất rất nhiều thời gian. Bà trông đợi vào cuộc họp của Hội đồng Công nghệ và Thương mại xuyên Đại Tây Dương dự kiến diễn ra ở Washington vào tuần tới để đạt được tiến bộ trong hồ sơ này, giống như trường hợp trước đây về trợ cấp trong chất bán dẫn. Trên thực tế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về những căng thẳng này với Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ, kết thúc vào ngày 2/12. Liên quan đến ý tưởng “Đạo luật mua châu Âu” do Tổng thống Pháp đưa ra nhằm ưu tiên các đơn đặt hàng công cho các công ty của EU, bà Margrethe Vestager tuyên bố "không đưa ra ý kiến" vì "không ai biết sẽ có gì trong đó", đồng thời cho biết châu Âu đang xem xét những phương tiện sẵn có để nhanh chóng giải quyết các vấn đề được đặt ra, trong đó có việc tái cân bằng sự khác biệt cơ bản trong quan niệm về trợ giúp của nhà nước ở cả hai bờ Đại Tây Dương để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh. Bà Margrethe Vestager giải thích châu Âu sẽ đánh thuế các đối tượng yếu kém, và dùng số tiền đó để hỗ trợ các công ty thực hiện tốt tiến trình chuyển đổi này. Đối với các công ty, Ủy ban khuyến nghị chỉ trợ cấp hóa đơn năng lượng tối đa bằng 70% mức tiêu thụ trước đó, để khuyến khích quá trình khử carbon. Bà Margrethe Vestager cũng cho biết hiện EU có nhiều khoản tài trợ và điều quan trọng là viện trợ công phải phù hợp với nhu cầu, được kiểm soát và minh bạch. Điều này cũng nhằm ngăn chặn sự bóp méo cạnh tranh trong chính thị trường chung châu Âu. Trong thời gian xảy ra đại dịch, Ủy ban tại Brussels đã phê duyệt khoản viện trợ nhà nước trị giá 3.000 tỷ euro, trong đó chỉ có 30% được giải ngân. Chế độ ngoại lệ đối với các quy tắc về hỗ trợ kinh doanh đã được gia hạn cho đến cuối năm 2023 và được xem xét lại hai lần trong năm nay khi EU đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong số 525 tỷ euro đã được Brussels phê duyệt, một nửa trong số đó dành cho Đức và 30% dành cho Pháp. Theo bà Vestager, gói hỗ trợ khổng lồ trị giá 200 tỷ euro của Đức dành cho nền kinh tế nước này đã làm dấy lên những lo ngại. Tuy nhiên "miễn là vẫn ở trong khuôn khổ do EU xác định, nguy cơ phân mảnh thị trường chung là rất thấp"./.- Từ khóa :
- Châu âu
- mỹ
- chiên tranh thương mại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Biden: Trợ cấp công nghiệp của Mỹ không gây thiệt hại cho châu Âu
10:18' - 02/12/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 1/12 cho biết sự hỗ trợ của Mỹ đối với ngành công nghiệp thân thiện với môi trường không nhằm mục đích gây thiệt hại cho châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
WORLD CUP 2022: Đội tuyển Nhật Bản quật ngã 2 đội bóng lớn của châu Âu
09:05' - 02/12/2022
Các cầu thủ Nhật Bản đang có kỳ World Cup ấn tượng nhất trong lịch sử khi quật ngã hai đội bóng lớn của châu Âu là Đức và Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp: Mỹ trợ cấp các doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của châu Âu
08:20' - 02/12/2022
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận rằng Đạo luật Chip và khoa học và Luật Giảm lạm phát “rất tốt cho nền kinh tế Mỹ” nhưng “không hoàn toàn mang tính hợp tác với các công ty của châu Âu.
-
Thị trường
Khủng hoảng năng lượng khiến những ngày lễ cuối năm của châu Âu bớt "lung linh"
09:19' - 01/12/2022
Từ Paris cho đến London, các nhà chức trách đều đã giới hạn giờ chiếu sáng cho dịp lễ, trong khi nhiều nơi đã chuyển sang sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng hoặc các nguồn năng lượng tái sinh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.