Châu Âu thận trọng với Sáng kiến "Vành đai và Con đường"
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận định Trung Quốc tiếp tục quảng bá cho sáng kiến Vành đai và Con đường. Trong chuyến công du châu Âu gần đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ dành một ngày để tham dự Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc tại Brussels.
Ông dành nhiều thời gian hơn ở Zagreb để tham gia diễn đàn hợp tác "16 + 1" với các quốc gia Trung, Đông Âu và Balkan. Trung Quốc sử dụng diễn đàn này để mở đường cho đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giao thông đi vào các quốc gia trên.
Năm nay, Trung Quốc đã đạt được hai thành công đáng chú ý trong việc mở rộng ảnh hưởng của BRI đến Tây Âu. Thứ nhất, Trung Quốc đã thành công trong việc ký với Italy một thỏa thuận BRI.
Italy rõ ràng thấy rằng nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này cấp bách hơn nhiều so với những lời phê phán từ các quốc gia thành viên EU khác. Thứ hai, Trung Quốc đã thuyết phục Hy Lạp, nước được hưởng lợi từ việc Trung Quốc đầu tư vào cảng Piraeus, để biến diễn đàn “16 + 1” thành “17 + 1”.
Vào thời điểm tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đang vật lộn để được tham gia vào mạng 5G ở châu Âu, những liên kết ngoại giao và kinh tế như vậy rất có giá trị. Tuy nhiên, trải nghiệm với BRI của các quốc gia đã tham gia trước là không mấy vui vẻ.
Mới đây, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tiết lộ rằng chính phủ của ông sẽ phải đền bù 5,3 tỷ USD cho Trung Quốc nếu hủy bỏ dự án xây dựng đường sắt. Cuối cùng, Malaysia và Trung Quốc đã thương lượng lại dự án và giá đã giảm đi một phần ba.
Tuy nhiên, cùng với những tranh cãi tương tự ở Sri Lanka và Maldives, vụ việc này cho thấy nguy cơ các nước rơi vào bẫy nợ thông qua các thỏa thuận mờ nhạt và một chiều trong BRI.
Các nước châu Âu cũng chứng kiếm một số dự án thất bại hoặc phải vật lộn để chứng minh giá trị. Montenegro đã vay khoảng 1,3 tỷ euro để xây dựng đường cao tốc tới Belgrade.
Khoản vay đã đẩy nợ quốc gia của nước này tăng từ 63% lên 80% GDP, trong khi những lợi ích kinh tế dự án này đem lại là không chắc chắn. Hai công ty tư vấn, trong đó có một công ty do Ngân hàng Đầu tư châu Âu thuê, đã phản đối dự án, cho rằng lưu lượng giao thông không đủ để trang trải chi phí.
Có một điều là Trung Quốc tham gia và đấu thầu các dự án với giá rẻ hơn so với bất kỳ đối tác khác, như đã làm với cảng Piraeus của Hy Lạp.
Nếu các công ty Trung Quốc muốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Âu, cho dù việc bỏ thầu có được Chính phủ Trung Quốc trợ cấp hay không, thì đó là một món quà đối với các nước châu Âu đang thiếu tiền. Tuy nhiên, khi đầu tư đi kèm các điều khoản ràng buộc không rõ ràng về tài sản thế chấp, nước nhận đầu tư nên hết sức cẩn thận.
Trung Quốc thường đưa các dự án BRI thành những gói chung bao gồm tài chính, thiết kế và xây dựng, đi kèm với việc tăng cường quan hệ ngoại giao. Nếu không thể lựa chọn những phần hữu ích mà phải thụ động chấp nhận cả gói, đặc biệt là các gói có những phần không được cụ thể hóa và áp đặt một phía, thì chính phủ các nước tốt nhất là tránh xa.
Bài học cho các nước châu Âu từ thực tế hoạt động của BRI ở những nơi khác là rõ ràng. Các gói đầu tư hấp dẫn có thể chứa đựng một sự bất ngờ không mấy dễ chịu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Lê Hoài Trung đánh giá về kết quả Diễn đàn “Vành đai và Con đường”
14:54' - 28/04/2019
Đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Ngoại giao đã trả lời báo chí về kết quả chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Diễn đàn hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" tại Trung Quốc
10:31' - 26/04/2019
Sáng 26/4, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ 2 đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đến Bắc Kinh, bắt đầu chương trình dự Diễn đàn “Vành đai và Con đường"
10:22' - 25/04/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Bắc Kinh, bắt đầu chương trình tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác "Vành đai và Con đường".
-
Ý kiến và Bình luận
Đằng sau việc Italy tham gia sáng kiến “Vành đai và con đường”
18:37' - 24/03/2019
Vụ ký BRI lần này có thể tạo ra nhiều rủi ro, song không khó để lý giải việc Rome chấp nhận mọi thỏa thuận với Trung Quốc, miễn là nó đảm bảo được lợi ích của Italy.
-
Kinh tế Thế giới
Sức nặng của Mỹ Latinh trong “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/11/2018
Trung Quốc đã cho thấy mối quan tâm về kinh tế và địa chính trị tại nhiều nước Mỹ Latinh với minh chứng rõ nhất là sức nặng hiện tại của thương mại song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34'
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19'
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.
-
Kinh tế Thế giới
Hợp tác toàn diện Việt Nam và Lào luôn được củng cố
13:22'
Mặc dù tình hình khu vực và thế giới đang tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhưng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam vẫn luôn được củng cố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới
13:20'
Tờ Wall Street Journal ngày 25/4 đưa tin các quan chức Mỹ đang chuẩn bị một khuôn mẫu đàm phán thương mại mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiên liệu hóa thạch vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng nhiều năm tới
10:34'
Nhiên liệu hóa thạch có khả năng vẫn là một phần của hỗn hợp năng lượng trong nhiều năm tới, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà các giải pháp thay thế vẫn còn hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thương mại Anh-Mỹ bế tắc
10:29'
Sau cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves đã “ra về tay trắng” sau khi phía Mỹ đưa ra yêu cầu mới về việc giảm thuế đối với ô tô Mỹ nhập khẩu vào Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Nước Mỹ trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa
09:50'
Các nhà bán lẻ Mỹ đang cảnh báo rằng người tiêu dùng nước này có thể một lần nữa phải đối mặt với tình trạng kệ hàng trống rỗng và chuỗi cung ứng hỗn loạn.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc
08:55'
Sách trắng được AmCham China công bố hôm 25/4 đã liệt kê căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc thận trọng trước bất ổn địa chính trị
08:12'
Một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện khi tỷ lệ doanh nghiệp coi Trung Quốc là điểm đến đầu tư chính giảm 6 điểm phần trăm so với năm 2023.