Châu Âu thúc đẩy giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông theo UNCLOS
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, báo Tin tức Séc (novinky.cz) mới đây đăng bài viết của nhà báo Séc Alex Svemberg, chuyên gia bình luận các vấn đề an ninh quốc tế đề cập diễn biến đáng chú ý thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhất là tại châu Âu, liên quan tới việc 3 nước Anh, Pháp, Đức mới đây gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, trong đó nhấn mạnh quan điểm của các nước châu Âu là giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Bài viết dẫn lời bình luận của chuyên gia luật pháp quốc tế Jonathan Odom cho rằng, việc 3 nước giữ vị trí quan trọng ở châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc là bước đi rất quan trọng và tích cực, cho rằng tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là vi phạm UNCLOS.
Ba quốc gia đều là thành viên của UNCLOS và trước đây đã thể hiện lập trường chung trong vấn đề Biển Đông thông qua việc đưa ra một một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng khu vực vào năm 2019.
Việc lần đầu tiên 3 nước gửi một công hàm chi tiết dài 2 trang tới Liên hợp quốc về chủ đề liên quan tới tình hình trên Biển Đông cho thấy có sự điều chỉnh quan trọng về lập trường đối với vấn đề này.
Theo bài viết, cách đây 4 năm, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Nội dung công hàm của Anh, Đức, Pháp gửi Liên hợp quốc đã nhắc lại điều này.
Trong công hàm, 3 nước trên đã tuyên bố việc đòi hỏi thực thi quyền lịch sử ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh phán quyết của Tòa PCA ngày 12/7/2016 đã khẳng định điều này.
Việc các nước gửi công hàm tới Liên hợp quốc đã nhận được sự hoan nghênh của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ tất cả các công ước quốc tế.
Đáng chú ý, mức độ quan tâm của 3 cường quốc châu Âu đối với khu vực không chỉ dừng lại ở ngôn từ mà còn bằng hành động cụ thể.
Trong năm 2020, Pháp đã triển khai hoạt động đảm bảo tự do hàng hải FONOP ở khu vực, trong khi Anh cam kết sẽ triển khai một tàu khu trục HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông vào năm 2021. Đức cũng đang tính toán cách thức triển khai hoạt động trong khu vực.
Theo quan điểm của nhiều nước châu Âu, các vấn đề liên quan trên Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc và quy định của UNCLOS./.
>>Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tập trận quân sự, bắn tên lửa tại Biển Đông
- Từ khóa :
- châu âu
- biển đông
- unclos
- báo Tin tức Séc
- novinky.cz
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế
12:42' - 28/08/2020
Ngày 28/8, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã kêu gọi các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chỉ trích Trung Quốc phóng tên lửa ở Biển Đông
07:17' - 28/08/2020
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 27/8 cảnh báo rằng những vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế
17:11' - 27/08/2020
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Bất kể hoạt động nào tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà không được Việt Nam cho phép là hoàn toàn không có giá trị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đứng trước nguy cơ thâm hụt kép sau 25 năm
17:18' - 27/05/2022
Theo nhận định của tờ Thời báo Hàn Quốc, nền kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu ngày càng rõ nét về thâm hụt thương mại, đã vượt mốc 10 tỷ USD, và dự kiến sẽ nhập siêu 3 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Điều kiện thương mại của Hàn Quốc rơi xuống mức tồi tệ nhất
16:30' - 27/05/2022
Theo Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK), các điều kiện thương mại của Hàn Quốc trong tháng 4/2022 ở mức tồi tệ nhất từ trước đến nay do giá nhập khẩu dầu mỏ và nguyên liệu tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
G7 đạt thỏa thuận từng bước từ bỏ nhiệt điện than
16:29' - 27/05/2022
Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã đạt các thỏa thuận cụ thể về việc từng bước từ bỏ sử dụng than để sản xuất điện và phát triển sản xuất năng lượng tái tạo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ suy thoái
15:30' - 27/05/2022
Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, có thể là ngay trong năm nay. Để tránh bị tổn thất quá lớn về kinh tế, người Mỹ cần có sự chuẩn bị.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ nêu chính sách "cùng tồn tại và hợp tác" trong quan hệ với Trung Quốc
12:58' - 27/05/2022
Ngoại trưởng Mỹ Blinken thừa nhận quan hệ Mỹ-Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ phức tạp và gây tác động nhất trên thế giới hiện nay".
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Mỹ Elon Musk đối mặt với cáo buộc "thao túng thị trường"
09:58' - 27/05/2022
Theo đơn kiện, hành vi "thao túng thị trường" của tỷ phú Musk đã khiến giá trị thị trường của Twitter mất 8 tỷ USD kể từ khi thương vụ mua lại được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ ghi nhận số liệu kinh tế suy giảm
08:27' - 27/05/2022
Nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong ba tháng đầu năm 2022 mặc dù người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu với tốc độ ổn định.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh giác trước mọi nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
07:53' - 27/05/2022
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tuần kể từ khi phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Anh đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm tại khoảng 20 quốc gia trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc trước nguy cơ giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 14 năm
21:15' - 26/05/2022
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/5 đã mở cuộc họp về kinh tế lần thứ hai nhằm rà soát các đối sách tiến tới ổn định giá tiêu dùng.