Châu Phi "lao đao" khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại
Theo trang theafricareport.com, đồng rand (ZAR) Nam Phi từ lâu đã đóng vai trò là một “hệ thống cảnh báo sớm” cho các nhà đầu tư để đánh giá tác động của các tin tức kinh tế Trung Quốc đối với châu Phi. Ngày 18/10 vừa qua, “báo động” đã vang lên khi giá trị đồng nội tệ của Nam Phi đã giảm 1,1% trước dữ liệu quý III/2021 yếu kém hơn dự kiến của kinh tế Trung.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho hay, nền kinh tế nước này chỉ tăng trưởng 4,9% trong quý III/2021, giảm mạnh so với mức tăng trưởng gần 8% trong quý II/2021. Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc, một chỉ số dữ liệu quan trọng đối với các nước châu Phi xuất khẩu hàng hóa, không đổi với mức tăng trưởng chỉ 0,1%. Mặc dù trong suốt thời kỳ đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc hoạt động tốt hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ, nhưng điều đó có thể không còn đúng bởi một loạt sự kiện đã hội tụ trong những tháng gần đây, dẫn đến việc Chính phủ Trung Quốc hiện đang phải đối mặt thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều năm, nếu không muốn nói là trong nhiều thập kỷ. Các mức nợ trong nước gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra dẫn đến tình trạng thiếu điện ở ít nhất 9 tỉnh, cũng như một loạt cải cách kinh tế đã làm gia tăng lo ngại về sức sống của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Các dữ liệu kinh tế mới nhất hiện nay chắc chắn đang được các Bộ Tài chính trên khắp châu Phi nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá tác động đối với một khu vực vốn phụ thuộc lớn vào nhu cầu mạnh mẽ về dầu mỏ, gỗ và khoáng sản của Trung Quốc. Các chuyên gia đánh giá rằng nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc sẽ tác động đến châu Phi theo ba khía cạnh.Thứ nhất, về tài chính phát triển. Nguồn tài chính cho phát triển ở nước ngoài của Trung Quốc, đặc biệt là từ hai ngân hàng chính sách lớn nhất của nước này, đã chậm lại trong nhiều năm và có thể sẽ không sớm trở lại do Trung Quốc sẽ ưu tiên phục hồi kinh tế trong nước hơn phát triển quốc tế. Thứ hai, sự sụt giảm nhu cầu. Mặc dù sản lượng công nghiệp của Trung Quốc vẫn tăng mạnh trong mùa Hè vừa qua, nhưng sự kết hợp của tình trạng thiếu hụt điện khiến các nhà máy đóng cửa, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và nỗi lo gia tăng của người tiêu dùng Trung Quốc rằng khoản tiết kiệm của họ gặp rủi ro trên thị trường bất động sản có thể sẽ góp phần làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa từ các nước châu Phi và các điểm khác dọc theo sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI). Thứ ba, tăng trợ cấp. Giống như các nền kinh tế lớn khác, Trung Quốc sẽ chuyển sang trợ cấp để hỗ trợ các ngành công nghiệp của nước này trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Điều này đặc biệt khó khăn đối với những nước châu Phi đang tìm cách gia tăng giá trị cho nguyên liệu thô bằng cách chế biến trước khi xuất khẩu.Tuy nhiên, nếu Chính phủ Trung Quốc tăng cường các khoản trợ cấp vốn đã hào phóng của nhà nước cho các doanh nghiệp nước này chuyên về chế biến cobalt, mangan và uranium (trong số những doanh nghiệp khác) thì các công ty châu Phi về cơ bản sẽ không thể cạnh tranh được.
Trong khi các quan chức Trung Quốc chắc chắn sẽ dành rất nhiều sự chú ý cho châu Phi trong những tháng tới, do Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) - dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11 tới - rất có thể sự tập trung sẽ nhanh chóng giảm sút trong năm mới./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu của Hong Kong (Trung Quốc) tăng trưởng hai con số
14:44' - 27/10/2021
Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc có thể kiểm soát nguy cơ nợ trên thị trường bất động sản
14:40' - 25/10/2021
Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc có thể kiểm soát nguy cơ vỡ nợ từ các công ty bất động sản Trung Quốc sang ngành tài chính sau khủng hoảng nợ của Evergrande.
-
Thị trường
Thị trường tiêu dùng Trung Quốc - “miền đất hứa” của các công ty quốc tế
21:20' - 24/10/2021
Với dân số hơn 1,4 tỷ người và tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, thị trường tiêu dùng Trung Quốc được ví như “miền đất hứa” đối với nhiều công ty đa quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dự kiến thu hút hơn 160 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm 2021
11:15' - 23/10/2021
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC), nền kinh tế thứ hai thế giới này dự kiến thu hút hơn 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 160 tỷ USD) đầu tư nước ngoài trong năm 2021.
-
Doanh nghiệp
Google đầu tư 1 tỷ USD vào châu Phi hỗ trợ quá trình chuyển đổi số
08:00' - 07/10/2021
Hầu hết các quốc gia có tốc độ Internet chậm nhất thế giới đều ở châu Phi, khu vực có chưa đến 30% trong dân số 1,3 tỷ người được kết nối băng thông rộng, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
06:30'
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Indonesia là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của khủng hoảng kinh tế Đức đối với tam giác công nghiệp châu Âu
05:30'
Nước Đức thời kỳ hậu Thủ tướng Angela Merkel đang gặp nhiều khó khăn và sẽ sớm phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hai quốc gia láng giềng Pháp và Italy.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai thị trường tài chính Mỹ: Lợi ích đi kèm rủi ro
06:30' - 29/11/2024
Do cách tiếp cận chính trị và kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump rất phi truyền thống, thị trường đang cố hấp thụ những khả năng có thể xảy ra từ quá trình chuyển giao quyền lực ở Nhà Trắng.
-
Phân tích - Dự báo
"Trận cuồng phong" đang đến với ngành ô tô Đức
05:30' - 29/11/2024
Chỉ trong vòng một năm, tình hình ngành công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ, từ tâm lý lạc quan với lợi nhuận cao sang tới sự bi quan về triển vọng ảm đạm phía trước.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã việc đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ
06:30' - 28/11/2024
Bộ trưởng Tài chính tương lai của Mỹ là cố vấn thân cận nhất của ông Donald Trump, nhờ việc bổ sung chiều sâu cho các đề xuất kinh tế và bảo vệ chính sách thương mại bảo hộ hơn của Tổng thống đắc cử.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành hóa dầu Hàn Quốc bên bờ khủng hoảng
05:30' - 28/11/2024
Cạnh tranh từ Trung Quốc và Trung Đông đang khiến ngành hóa dầu Hàn Quốc lâm vào "thế khó", thể hiện qua hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hóa dầu lớn và giá cổ phiếu sụt giảm.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức kinh tế đối với châu Âu
06:30' - 27/11/2024
Lạm phát của châu Âu vẫn ở mức cao, chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị cũng góp phần cản đà phục hồi tăng trưởng của khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên vàng của bitcoin đã bắt đầu?
05:30' - 27/11/2024
Giá bitcoin, vốn bắt đầu năm 2024 ở mức 38.000 USD, hiện đang tiệm cận ngưỡng 100.000 USD. Đồng bitcoin đã tăng vọt trong những tuần gần đây phần lớn nhờ "hiệu ứng Donald Trump".
-
Phân tích - Dự báo
Các nhà máy ô tô Mexico lo ngại chính sách thuế mới của Mỹ
06:30' - 26/11/2024
Theo tờ The New York Times bằng tiếng Tây Ban Nha, chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Donald Trump có thể giáng đòn mạnh vào các nhà máy sản xuất ô tô tại Mexico.