Chi phí lao động cao khiến Pháp khó thu hút đầu tư ở châu Âu
Nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu Trung Quốc đến với châu Âu bằng khẩu hiệu mỹ miều “Hãy xây dựng ước mơ của bạn”. Nhưng giấc mơ của nước Pháp, vốn luôn nuôi hy vọng được thấy BYD xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện đầu tiên ở châu Âu trên lãnh thổ của mình, đã bay biến vào ngày 22/12/2023. Tập đoàn Trung Quốc cuối cùng đã chính thức thông báo chọn Hungary để thực hiện dự án nói trên.Giống như Đức hay Tây Ban Nha, Pháp đã mời gọi “gã khổng lồ” Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với Tesla để giành vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã tới Bắc Kinh vào mùa Hè năm 2023 để thuyết phục ông chủ công ty. Việc nhận được “cái gật đầu” của BYD sẽ là một chiến thắng đối với Chính phủ Pháp, nơi đang đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu ô tô điện vào năm 2030 và coi việc tái công nghiệp hóa là “kim chỉ nam” trong chính sách kinh tế của mình.Nhưng đề ra mục tiêu thì dễ, còn làm thế nào để hiện thực hóa mục tiêu mới là vấn đề. Để khôi phục sức hấp dẫn của nước Pháp như một điểm đến hàng đầu châu Âu, Tổng thống Emmanuel Macron đã tập trung mọi nỗ lực trong chính sách trọng cung kể từ năm 2017: cắt giảm gần 30 tỷ euro thuế doanh nghiệp, giảm phí đầu tư và liên tục có các diễn văn thân thiện với doanh nghiệp.Các khoản trợ cấp và tiêu chuẩn đã đạt đến mức hoàn thiện kể từ đại dịch COVID-19 để cạnh tranh với Trung Quốc và Mỹ, những quốc gia hiện đang không ngần ngại áp dụng chính sách bảo hộ một cách công khai. Tuy nhiên, thách thức không chỉ dừng ở góc độ kinh tế và cả hai nhà lãnh đạo Emmanuel Macron và Bruno Le Maire đều biết rõ một thực trạng, đó là quá trình phi công nghiệp hóa kéo dài ở Pháp đã tạo ra chủ nghĩa dân túy trên quy mô lớn.Chính sách thu hút của Tổng thống Macron đã đạt đến giới hạn. Đối thủ đầu tiên của Pháp không phải ở nơi tận cùng thế giới mà nằm ngay trong Liên minh châu Âu (EU). Điều thực sự khiến Hungary trở nên khác biệt chính là chi phí lao động. Mức lương tối thiểu tại nước thành viên này hiện thấp nhất ở EU, chỉ sau sau Bulgaria, với tổng thu nhập 579 euro mỗi tháng, thấp hơn ba lần so với ở Pháp (1.709 euro) và bằng một nửa so với ở Tây Ban Nha (1.167 euro). Một lợi thế cạnh tranh lớn đến mức các cơ quan công quyền của Pháp khó có thể “bù lại” bằng các khoản tín dụng thuế và giảm phí.Bất chấp mọi nỗ lực nhằm giảm chi phí lao động trong 10 năm qua, Pháp sẽ không bao giờ có thể cạnh tranh với các nước có mức lương thấp ở “Lục địa Già” – trước là Bồ Đào Nha, Cộng hòa Czech hay Slovakia, bây giờ là Hungary và tới đây có thể sẽ là Serbia, Albania, Ukraine... Tất nhiên, với rất nhiều khoản trợ cấp mà Chính phủ ban hành, Pháp đã thu hút được một số nhà đầu tư đến xây dựng các nhà máy sản xuất pin ở phía Bắc đất nước, nhưng những nhà máy này, vốn có tính tự động hóa rất cao, trên thực tế chỉ sử dụng rất ít nhân công.Lựa chọn có sẵn cho Chính phủ Pháp là rất ít. Theo chuyên gia Eric Kirstetter của công ty tư vấn Roland Berger có trụ sở tại Paris, Pháp chỉ còn cách “thúc đẩy các nhà sản xuất tiến hành tự động hóa hơn nữa các nhà máy để không còn phụ thuộc vào chi phí lao động”. Được robot hóa hoàn toàn, các nhà máy sẽ chỉ tuyển dụng một số lượng nhỏ nhân viên có trình độ cao, chịu trách nhiệm bảo trì và vận hành. Như vậy, Pháp sẽ một lần nữa trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu như mong muốn và nhà nước sẽ thu được nguồn thu từ thuế. “Thách thức là tạo ra số lượng nhà máy gấp đôi với số lượng nhân viên trên mỗi nhà máy chỉ bằng một nửa”, chuyên gia Eric Kirstetter nhấn mạnh.Tuy nhiên, tối ưu về kinh tế không nhất thiết là tối ưu về xã hội và càng không phải là tối ưu về mặt chính trị. Vậy, điều này có nghĩa là Pháp đang thua trong cuộc cạnh tranh? Không hoàn toàn. Con đường quy chuẩn và các biện pháp “có đi có lại” có thể thay thế các loại thuế hải quan cũ.Các biện pháp như thiết lập thuế carbon ở biên giới, chỉ áp dụng tiền thưởng sinh thái đối với các phương tiện được sản xuất trên đất châu Âu, chế tài đối với các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh... có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư. Chính các hàng rào ở biên giới châu Âu, hiện có hoặc đã được lên kế hoạch, đã thúc đẩy BYD quyết định xây dựng một nhà máy ở châu Âu thay vì ở khu vực Maghreb ở châu Phi.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài cuối: Cuộc chuyển đổi lớn nhất
06:30'
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại của Mỹ đã thay đổi, ông Carney cam kết sẽ xây dựng nền kinh tế Canada trở nên kiên cường hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài 1: Những ưu tiên quan trọng
05:30'
Cử tri Canada đã đặt niềm tin vào ông Carney, đánh giá ông là nhà lãnh đạo đủ năng lực để đối phó với những thách thức.
-
Phân tích - Dự báo
Thoả thuận thương mại Mỹ-Anh: Dấu hỏi về tính bền vững
06:30' - 10/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/5 đã ca ngợi "thỏa thuận thương mại to lớn" giữa Mỹ và Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Màn dạo đầu cho quá trình tái cấu trúc hệ thống tiền tệ toàn cầu?
05:30' - 10/05/2025
Mong muốn nắm giữ tài sản Mỹ của các nhà đầu tư đang giảm đi khi chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với nhiều loại tiền tệ khác, đã giảm xuống mức thấp mới trong ba năm.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của đồng USD trong tài chính toàn cầu đang bị thách thức?
06:30' - 09/05/2025
Đồng USD giảm khi các nhà đầu tư đặt câu hỏi về triển vọng dài hạn của thị trường Mỹ và niềm tin của họ vào vị thế của USD như một nền kinh tế ổn định, pháp quyền và một ngân hàng trung ương độc lập.
-
Phân tích - Dự báo
EU và tham vọng tự chủ nguồn cung lithium
05:30' - 09/05/2025
Khánh thành vào tháng 11/2024, nhà máy Hochst mang sứ mệnh tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lithium chloride thành lithium hydroxide – thành phần thiết yếu cho pin xe điện mật độ cao, dung lượng lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội lịch sử cho đồng euro
06:30' - 08/05/2025
Châu Âu không nên chần chừ hoặc chờ đợi lâu hơn nữa mà cần thúc đẩy và hoàn thiện các dự án vẫn dang dở, chẳng hạn như Liên minh thị trường vốn hay đồng euro kỹ thuật số.
-
Phân tích - Dự báo
EU tìm kiếm các thoả thuận thương mại mới
05:30' - 08/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy mạnh nỗ lực đàm phán các hiệp định thương mại mới với nhiều nước và khu vực trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ sự cố mất điện đầu tiên của kỷ nguyên xanh
06:30' - 07/05/2025
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang vận hành lưới điện với sự kết hợp phát điện phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết - chiếm hơn 75% sản lượng.