Chi phí xây dựng ở Hàn Quốc tăng mạnh
Theo hội thảo về “Điều kiện cung cầu vật liệu xây dựng và Kế hoạch cải thiện chính sách” do Viện Nghiên cứu công nghiệp xây dựng Hàn Quốc và Viện Chính sách xây dựng Hàn Quốc tổ chức vào ngày 11/2, chỉ số giá vật liệu xây dựng trung gian ở Hàn Quốc đã tăng 35,6 % trong ba năm qua, khiến giá sản xuất thành phẩm tăng lên ít nhất 22,4% trong cùng kỳ.
Trong năm 2022, tỷ lệ chi phí vật liệu xây dựng chiếm tới 31,2% trong tổng số chi phí của ngành xây dựng tương đương với khoảng 134.900 tỷ won năm 2022, tăng 18% so với mức 113.900 tỷ won ở thời điểm năm 2018.
Cụ thể, giá bê tông trộn sẵn và xi măng, những loại vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều nhất, đã tăng lần lượt 34,7% và 54,6% trong ba năm qua, trong khi thép cây tăng 64,6%, thép hình tăng 50,4% , tôn mạ kẽm tăng 54,1%. Đặc biệt giá kim loại sử dụng trong xây dựng và kiến trúc tăng tới 99,5%.
Do chi phí vật liệu xây dựng tăng đột biến, trong vài năm qua làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các công ty xây dựng và ngành cán thép, dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình xây dựng hoặc gián đoạn nguồn cung tại nhiều công trường trên cả nước.
Theo thông tin từ văn phòng nghị sĩ Đảng Dân chủ Kim Byeong-ki, số lượng yêu cầu xác minh chi phí xây dựng hàng năm do các công đoàn và các cá nhân gửi đến Ủy ban bất động sản Hàn Quốc đã tăng gấp 16 lần trong năm 2022 lên tới 32 yêu cầu. Để giải quyết vấn đề này, việc sửa đổi luật đang được xem xét tại Quốc hội.
Tại hội thảo chuyên ngành, ngành bất động sản nhấn mạnh việc ổn định cung cầu vật liệu là vô cùng cấp thiết, đồng thời cho rằng sự suy thoái của ngành xây dựng có thể tăng tốc do giá vật liệu xây dựng tăng mạnh.
Ông Park Cheol-han, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Công nghiệp Xây dựng Hàn Quốc, Park Cheol-han cho biết năm nay, nhu cầu xi măng và cốt liệu dự kiến sẽ giảm do khối lượng xây dựng công trình dân dụng của chính phủ giảm trong năm nay. Theo chuyên gia Park, các biện pháp của chính phủ nhằm khôi phục nguồn cung nhà ở cần phải đưa về nguyên gốc là ổn định nguồn cung nguyên liệu. Có như vậy mới có thể đảm bảo cung cầu cho thị trường bất động sản.
Trong khi đó, ông Park Seon-gu, nhà nghiên cứu tại Viện chính sách xây dựng Hàn Quốc cho rằng để bình thường hóa thị trường vật liệu xây dựng cần phát triển và nâng cấp hệ thống dự báo các nguyên vật liệu được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này. Theo đó việc điều chỉnh tỷ lệ và chuyển đổi nguồn cung của công ty để cải thiện cung cầu vật liệu xây dựng do chính phủ cung cấp, đồng thời giải quyết các xung đột do cung cầu và biến động giá cả vật liệu xây dựng. Theo chuyên gia này, cần triển khai đồng bộ các biện pháp, bao gồm thành lập và vận hành Hội đồng cung cầu vật liệu xây dựng, thực hiện khảo sát thường xuyên về vật liệu xây dựng trên thị trường.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Các hãng hàng không Hàn Quốc phải báo cáo lượng khí thải carbon
08:00' - 12/02/2024
Các hãng hàng không Hàn Quốc phải báo cáo lượng khí thải carbon hàng năm cho chính phủ từ cuối năm nay sau khi các nhà lập pháp thông qua một dự luật liên quan vào tuần trước.
-
Chứng khoán
Hàn Quốc: Nhà đầu tư ngoại mua ròng những ngày đầu Năm mới
12:48' - 11/02/2024
Nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng tổng cộng 5.000 tỷ won (3,75 tỷ USD) cổ phiếu của Hàn Quốc từ ngày 29/1 đến 8/2.
-
Tài chính
Lương bình quân của người lao động Hàn Quốc cải thiện trong năm 2023
09:02' - 11/02/2024
Mức lương bình quân năm của một người lao động Hàn Quốc năm 2023 là 42,14 triệu won (khoảng trên 32.000 USD), tăng khoảng 2 triệu won so với mức tương ứng 40,24 triệu won của năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng trưởng 5%
14:14' - 13/01/2025
Theo báo cáo được Tổng Cục hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước này trong năm 2024 tính theo Nhân dân tệ (NDT) đã tăng 5% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kỳ vọng hoạt động ngoại thương sôi động trong năm 2025
08:48' - 13/01/2025
Mặc dù các rủi ro và thách thức bên ngoài, bao gồm rào cản thương mại và căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, nhưng ngoại thương Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố 16 biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực miền Trung
08:10' - 13/01/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) ngày 12/1 đã công bố 16 biện pháp trong 5 lĩnh vực chính để đẩy nhanh sự trỗi dậy của khu vực miền Trung Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Thế giới
Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga: Khôi phục động lực cao trong quan hệ kinh tế giữa Nga và Việt Nam
07:30' - 13/01/2025
Trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Mishustin, phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu đáng báo động cho kinh tế Hàn Quốc
20:32' - 12/01/2025
Theo Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KOSIS), một trang web do Cục Thống kê Hàn Quốc điều hành, chỉ số bán lẻ tại nước này trong giai đoạn trên đã giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp du lịch gồng mình hỗ trợ trong vụ cháy rừng ở Mỹ
17:43' - 12/01/2025
Hàng chục doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đã nhanh chóng vào cuộc, cung cấp chỗ ở miễn phí, giảm giá và hỗ trợ di chuyển cho những người phải rời bỏ nơi ở.
-
Kinh tế Thế giới
Chạy đua để ngăn cháy rừng lan rộng ở California (Mỹ)
13:37' - 12/01/2025
Lực lượng cứu hỏa của Mỹ vẫn đang chạy đua với thời gian để ngăn các đám cháy rừng lan rộng ở California.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:21' - 12/01/2025
Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Y tế Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe do cháy rừng tại Los Angeles
05:18' - 12/01/2025
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe tại bang California để giải quyết những tác động của cháy rừng tại hạt Los Angeles đối với sức khỏe người dân.