Chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng 3,77% trong quý I
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2024, sáng 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Hương cho biết, theo quy luật tiêu dùng, nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước.
So với tháng 12/2023, CPI tháng 3 tăng 1,12% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,97%. Tính chung quý I năm 2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%. So với tháng trước, CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,21%; khu vực nông thôn giảm 0,25%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 7 nhóm hàng giảm giá và 4 nhóm hàng tăng giá.Tổng cục Thống kê cho biết, các yếu tố làm tăng CPI trong quý I năm 2024 so với cùng kỳ năm trước là giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo quý I/2024 tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,55 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm nước sinh hoạt tăng 10,58% do nhu cầu sử dụng nước tăng cùng với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng giá nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 9,38% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với từ ngày 04/5/2023 và ngày 09/11/2023, EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, góp phần làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm giáo dục quý I tăng 9,02% so với cùng kỳ năm trước, do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,56 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%, làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023…Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong quý I năm 2024, đó là: chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông quý I năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đã được tung ra thị trường một thời gian.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 3/2024 giảm 0,76% so với tháng trước, tác động làm CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm, trong đó nhóm lương thực giảm 0,42% do giá gạo trong nước giảm theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân giảm sau Tết Nguyên đán; nhóm thực phẩm giảm 1,19%, trong đó giá thịt lợn giảm 2,17%, giá thịt bò giảm 1,3%, giá thịt gia cầm giảm 1,7%... Nhóm giáo dục giảm 0,29%, tác động làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,34% do một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí. Nhóm giao thông giảm 0,03% chủ yếu do nhu cầu đi lại của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán… So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2024 tăng 3,97%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 10 nhóm tăng giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 1,47% do giá điện thoại thế hệ cũ giảm. Tổng cục Thống kê cho biết, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/3/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.139,64 USD/ounce, tăng 5,21% so với tháng 02/2024. Nguyên nhân giá vàng thế giới tăng cao chủ yếu do các nhà giao dịch kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ sau chiến dịch tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát; căng thẳng địa chính trị kéo dài và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so với tháng trước; tăng 9,41% so với tháng 12/2023; tăng 22,71% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%. Trên thế giới, giá đồng đô la Mỹ tăng sau khi Fed thông báo duy trì lãi suất trong biên độ 5,25%-5,5%. Tính đến ngày 25/3/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 103,5 điểm, giảm 0,35% so với tháng trước.Trong nước, nhu cầu đô la Mỹ của các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu tăng, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 24.837 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2024 tăng 0,88% so với tháng trước; tăng 1,81% so với tháng 12/2023; tăng 4,32% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I/2024 tăng 3,97%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản. Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, trong quý I/2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, xung đột quân sự Nga – Ukraine và tại dải Gaza kéo dài, bất ổn leo thang trên Biển Đỏ. Nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu yếu khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm. Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn có thể tạo nên cú sốc cho lạm phát. Lạm phát của Mỹ tháng 2/2024 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. “Trong nước, các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Cùng với đó, nhiều giải pháp được triển khai trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động như quy luật hằng năm, nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú, không có hiện tượng khan hiếm hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân”, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 2 tăng 3,98%
09:41' - 29/02/2024
So với tháng trước, CPI tháng 2 tăng 1,04% (khu vực thành thị tăng 0,98%; khu vực nông thôn tăng 1,09%); trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm giảm giá.
-
Giá vàng
Giá vàng châu Á tiếp tục dưới ngưỡng 2.000 USD/ounce sau số liệu CPI của Mỹ
17:15' - 14/02/2024
Giá vàng chịu áp lực sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ cho thấy giá tiêu dùng tại nước này tăng 3,1% trong tháng Một so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự đoán 2,9%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Bloomberg: CPI thấp củng cố kỳ vọng Fed sớm đảo chiều chính sách
09:51' - 12/02/2024
Các nhà quan sát ước tính, trong tháng Một, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu, của Mỹ sẽ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, CPI cả nước tăng 3,37%
10:01' - 29/01/2024
Điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2024 tăng 0,31%...
-
Kinh tế Việt Nam
CPI năm 2023 của Hà Nội tăng 2,04%
18:13' - 29/12/2023
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của thành phố Hà Nội tháng 12/2023 giảm 0,1% so với tháng trước, tăng 4,77% so với tháng 12/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công vào chặng đua nước rút
10:18'
“Tăng tốc” để về đích là cụm từ được nhiều địa phương trong cả nước hô hào để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam- Ba Lan: Nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại
09:33'
Quan hệ thương mại Việt Nam- Ba Lan không ngừng phát triển song hành với thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ khó khăn cho các dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước
08:10'
Thời gian tới tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin
20:18' - 14/01/2025
Chiều 14/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm Thủ tướng Liên bang Nga
20:02' - 14/01/2025
Chiều 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì lễ đón chính thức, hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Mikhail Mishustin.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
20:01' - 14/01/2025
Chiều 14/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi tiếp thân mật Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng chuyển đổi số để tối ưu hóa dịch vụ chuỗi cung ứng logistics
18:54' - 14/01/2025
Một trong những giải pháp để tiếp tục khai thác dư địa phát triển ngành logistics được thành phố đề ra là chuyển đổi số, ứng dụng số.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng thúc giải ngân vốn tín dụng ngay từ đầu năm
17:57' - 14/01/2025
Ngay từ đầu năm 2025, một số ngân hàng đã tung các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cũng như kích cầu tín dụng trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành tối đa công suất để lấy nước đổ ải vụ Đông Xuân
17:48' - 14/01/2025
Các công trình thủy lợi đang thực hiện tốt, đúng theo kế hoạch lấy nước. Tuy nhiên, một số vùng còn khó khăn trong việc lấy nước như khu vực Hà Nam, Hải Dương và Hải Phòng...