Chiến lược khí hậu dài hạn của Liên minh châu Âu
Theo nội dung bài viết, với truyền thống là khối dẫn đầu về chính sách khí hậu, EU đang chịu nhiều áp lực. Năm 2020, EU sẽ phải trình Liên hợp quốc (LHQ) kế hoạch dài hạn của mình. Sự thiếu đồng thuận giữa các nước thành viên về vấn đề liệu mục tiêu “cân bằng khí hậu” vào năm 2050 có thể được thực hiện hay không đang được tập trung.
Hai khía cạnh của quyết định vẫn còn chưa được thông qua và vẫn được bàn luận cho tới nay. Câu hỏi liệu có dấu hiệu về sự kết thúc trách nhiệm giảm khí hiệu ứng nhà kính khác nhau của các nước thành viên hay không? Và câu hỏi khác là việc đẩy mạnh mục tiêu khí hậu của EU cho năm 2030. Cả hai câu hỏi này phải được Chính phủ Đức tính tới trong việc điều chỉnh chính sách khí hậu mới.Từ năm 1990, EU đã giảm khí thải nhà kính khoảng 23%, bỏ xa các nước công nghiệp phương Tây khác. Kể cả trong khuôn khổ Hiệp định Paris tới năm 2030, mục tiêu giảm 40% của EU cũng được coi là rất tham vọng. Mục tiêu khí hậu của EU đến năm 2030 được đánh giá là khả thi. Nếu đạt được các mục tiêu về cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng và đóng góp của năng lượng tái tại, thì theo ước tính của Ủy ban châu Âu (EC), EU có thể đạt được mục tiêu giảm 40% khí thải nhà kính vào năm 2030.Áp lực từ sự kỳ vọngEU đã nhận trách nhiệm hồi năm 2015 tại Paris rằng họ sẽ trình một chiến lược giảm khí thải lâu dài tới năm 2020. Cùng lúc đó, người ta kỳ vọng EU sẽ giữ lời hứa theo Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu để tăng đóng góp của các quốc gia trong việc bảo vệ khí hậu (đóng góp do các quốc gia tự quyết định hay còn gọi là NDC). Chỉ như vậy, mục tiêu giảm độ nóng lên của Trái Đất từ 3 - 3,5 độ C xuống còn 1,5 - 2 độ C vào năm 2100 mới có thể đạt được. Theo báo cáo của Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC SR 1.5), để đạt được mục tiêu 1,5 độ C trong thập kỷ tới thì khí thải phải được đưa xuống mức 0.Bên cạnh đó, các khí thải dư thừa, rất khó có thể triệt tiêu được như khí thải từ nông nghiệp, công nghiệp thép, xi măng hay phương tiện bay sẽ được khắc phục bởi “khí chống thải”, cho dù là bằng phương pháp sinh học hay công nghệ. Về khí thải CO2, nó phải được giảm xuống 0. Mục tiêu giảm mọi khí thải nhà kính (THG) này được IPCC SR1.5 đặt vào năm 2067.Trước tình hình này, Chủ tịch EC Juncker đã trình bản dự thảo chính sách khí hậu dài hạn hồi cuối năm 2018, trong đó đề xuất mục tiêu giảm THG của châu Âu vào 2050 từ 80-95% lên 100%, hay còn gọi là “cân bằng khí nhà kính” hay “cân bằng khí hậu”. Tài liệu của EC chỉ có giá trị là dự thảo chiến lược, từ đó Hội đồng châu Âu có thể phát triển tầm nhìn và thông báo tới LHQ. Hơn nữa, tuy Hội đồng châu Âu ủng hộ “Mục tiêu không khí thải 2050“, họ cũng tuyên bố mục tiêu giảm 80-95% cũng phù hợp với Hiệp định Paris. Đề nghị của Chủ tịch EC Juncker cũng tránh việc vì ưu tiên giảm 100% khí thải vào 2050 mà thay đổi các mục tiêu gần đây, bởi nếu làm như vậy, mục tiêu khí hậu châu Âu 2030 cũng sẽ phải tăng lên.Ngay từ đầu năm 2018, Nghị viên châu Âu đã yêu cầu mục tiêu không khí thải tới năm 2050, các nghị sĩ vẫn do dự chưa quyết định những điều căn bản. Những nhân tố có thể thay đổi xu thế của chiến dịch (về khí hậu) trên toàn thế giới như mục tiêu khí hậu EU sẽ được xử lý tại Hội đồng châu Âu, theo sự đồng thuận của lãnh đạo 28 nước thành viên EU. Các nước thành viên phải tự quyết định khi trình tài liệu về chiến dịch của mình lên LHQ. Nghị viện châu Âu tham gia vào quá trình lập pháp này đầu tiên trong vấn đề điều chỉnh những hướng dẫn và quy định trọng tâm về khí hậu tới năm 2030. Thêm vào đó, trong Hội đồng châu Âu, các nước không quyết định bằng sự đồng thuận mà thông qua đa số theo luật.Trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu hồi tháng 6/2019, sự đồng thuận bị phá vỡ bởi Ba Lan, Séc, Hungary và Estonia. Một trong những yêu cầu của họ là nhiều thời gian hơn để các nước có thể phân tích hậu quả và yêu cầu EU giảm bớt các chính sách. Tuy nhiên, hồi tháng 6/2019, chính phủ 22 nước thành viên đã đi theo đề xuất của EC. Và một vài thành viên như Thụy Điển, Anh và Pháp đã đặt ra mục tiêu quốc gia không khí thải chậm nhất là vào năm 2050. Cho tới lúc đó, có thể kết luận rằng Hội đồng châu Âu trong một cuộc họp thượng đỉnh thường xuyên vào cuối năm 2019 có thể đồng thuận. Nó cũng có nghĩa là tại Paris, tất cả các nước EU đồng ý hướng tới mục tiêu không khí thải trong nửa cuối thế kỷ này.Các yếu tố của gói đàm phánRốt cuộc, Hội đồng châu Âu chỉ phải đưa ra mục tiêu khí hậu dài hạn trong năm 2019, trước khi hội đồng bộ trưởng môi trường trình kế hoạch thực hiện lên LHQ vào năm 2020. Các nước thành viên có thể đặt ra các trọng tâm chính sách và xem xét bỏ qua những điểm gây nhiều tranh cãi mà trước đây không thể vượt qua. Về chính trị, điều quan trọng hơn là quá trình hoạt động của Hội đồng châu Âu. Tại đó, các nhà lãnh đạo không chỉ quyết định năm nhất định nào là mục tiêu mà cả những gì họ phải thực hiện trong thời điểm hiện tại.Cho tới nay, sau các cuộc đàm phán thì sự đồng thuận về cột mốc mục tiêu không khí thải tới năm 2050 có khả năng nhất. Một thời điểm muộn hơn (khoảng 2050-2060) vẫn chưa được Ba Lan và nhóm của họ đưa ra, tuy năm 2055 và 2060, theo EC, vẫn phù hợp với Hiệp định Paris. Cột mốc này bị các hiệp hội môi trường phản đối quyết liệt bởi họ yêu cầu vào năm 2040, EU phải đạt tới mức cân bằng khí thải nhà kính (THG) sớm hơn trung bình so với toàn cầu do trách nhiệm lịch sử và khả năng kinh tế của họ. Đây là điều không thể bàn cãi giữa “những người chơi” trong giới chính sách khí hậu.Nếu có sự phân biệt giữa các thành viên, họ có thể cố gắng giữ các trách nhiệm bảo vệ khí hậu khác nhau của mình tới giữa thế kỷ này. “Không khí thải” tới năm 2050 không có nghĩa là mọi quốc gia Trung và Đông Âu phải không khí thải cho tới thời điểm đó. Độ khí thải cao hơn của họ có thể được cân bằng nếu các nước dẫn đầu ở Bắc và Tây Âu tới năm 2050 có mức “Khí thải dưới 0”, có nghĩa là làm CO2 mất đi nhiều hơn so với đưa vào bầu khí quyển. Điều này không chỉ có nghĩa là các nước trên cần trồng lại rất nhiều rừng mà còn sử dụng những công nghệ “âm (giảm) khí thải” nhất định, theo đó đưa CO2 từ không khí xuống chứa trong lòng đất hay sử dụng vật liệu sinh học để tạo năng lượng cùng với cô lập và chứa CO2.Năm 2018, các điều luật được thông qua quy định rằng, bắt đầu từ năm 2021 các trách nhiệm quốc gia ngoài ETS có thể được bù trừ bằng “âm khí thải” trong một giới hạn nhất định, theo khuôn khổ quy định LULUCF. Các nước Trung và Đông Âu sẽ thúc đẩy việc mở rộng phương pháp tính toán này. Họ có thể tìm thấy đồng minh tại các nước mà khí thải đến phần lớn từ nông nghiệp (Ailen) hay lâm nghiệp (Phần Lan).Kể cả khi mục tiêu không khí thải vào năm 2050 của EU được bàn luận, cho tới nay nó vẫn chỉ nằm ngoài lề những hệ quả của mục tiêu 2030. Vì vậy, cả hai mục tiêu (2050 và 2030) vẫn gần nhau về mặt thời gian và thủ tục. Đúng là việc đẩy mạnh những nỗ lực tới 2030 là không nhất thiết. Nếu nó không được thực hiện, thì tính đáng tin cậy của chính sách khí hậu của EU sẽ bị ảnh hưởng. Thứ nhất, việc giảm 40% tới năm 2030 không phù hợp với mục tiêu cân bằng khí hậu năm 2050. Thứ hai, Hiệp định Paris yêu cầu các nước tham gia phải trình hay cập nhật NDC của họ 9 tháng trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại LHQ lần thứ 26 (COP26) diễn ra vào tháng 12/2020. Bởi EU luôn là nhóm ủng hộ quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh tham vọng của Hiệp định Paris. Lựa chọn mà EC đã gần như chính thức chọn là trọng tâm của NDC: Mục tiêu 45% tới năm 2030 sẽ có ít khả năng thuyết phục và có thể khiến cả Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu bị suy yếu.Không những thế, các nước thành viên như Pháp, Thụy Điển và các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) cũng yêu cầu gia tăng mục tiêu năm 2030. Tân Chủ tịch EC Ursula der Leyen đã đồng ý với phe cấp tiến trong Nghị viện châu Âu trước cuộc bầu cử rằng, mục tiêu sẽ được nâng lên 50%. Thứ ba, vấn đề Brexit vẫn ít được chú ý và mức giảm khí thải của nước Anh cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của EU khi London đặt mục tiêu giảm 57% vào năm 2030. Quốc gia này có thể được chọn là nơi tổ chức COP26. EU-27 dựa trên các mục tiêu đề ra trong khuông khổ ETS thông qua việc chia sẽ gánh nặng và quy định LULUCF, song mức giảm chung của EU sau khi Brexit diễn ra chỉ có thể vào khoảng 37%./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Sức nóng của “quả bom khí hậu”
15:31' - 27/07/2019
Thế giới trải qua một tháng 6 nóng nhất trong vòng 140 năm, Châu Âu đang vật lộn với mùa Hè nóng nhất trong lịch sử và gần 200 triệu người Mỹ đối mặt với đợt nắng “thiêu đốt”.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ lập quỹ khí hậu nhằm chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch
21:56' - 25/07/2019
Nữ Chủ tịch đắc cử của Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 25/7 cho biết EU sẽ lập một quỹ đặc biệt nhằm giúp các nước thành viên chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng phó với biến đổi khí hậu cần kế hoạch tham vọng hơn
10:39' - 25/07/2019
Biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với phát triển bền vững. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã có những hành động tích cực, nhưng vẫn cần những kế hoạch tham vọng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
WMO: Biến đổi khí hậu gây ra các đợt nắng nóng bất thường và cháy rừng
11:18' - 13/07/2019
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo một loạt hiện tượng nắng nóng bất thường và thời tiết khô hanh dẫn tới các vụ cháy rừng dữ dội trong thời gian gần đây là do biến đổi khí hậu gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42'
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55'
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.