Chiến lược khoáng sản quan trọng của ASEAN
Các khoản đầu tư hiện tại vào khai thác và chế biến không đáp ứng được nhu cầu trong tương lai. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính, chỉ có 70% nhu cầu đồng và 50% nhu cầu lithium sẽ được đáp ứng vào năm 2035. Những gián đoạn về địa chính trị, như xung đột Nga - Ukraine, đã làm căng thẳng thêm chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, khả năng xảy ra xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ mang theo một rủi ro địa chính trị khác. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi một nỗ lực toàn cầu phối hợp, để đa dạng hóa nguồn cung, tăng cường công nghệ tái chế và thúc đẩy hợp tác quốc tế, từ đó đảm bảo chuỗi cung ứng khoáng sản an toàn và bền vững.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thiên nhiên ưu đãi với các nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng. Theo số liệu năm 2023 của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), khu vực này sở hữu 46% trữ lượng nickel của thế giới, 22,7% bô-xít, 20% nguyên tố đất hiếm (REE) và 6,9% cobalt.ASEAN cũng dẫn đầu về sản lượng nickel (63%) và thiếc (42%) toàn cầu. Các khoáng sản khác như mangan (3%), REE (8%) và đồng (4%) cũng đã được khai thác và sản xuất dưới dạng quặng trong khu vực. Các khoáng sản này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất các công nghệ sạch như pin và quang điện Mặt trời (PV). Tuy nhiên, Trung Quốc đang tiếp nhận và xử lý hạ nguồn hầu hết các nguồn tài nguyên này. Dữ liệu từ Giải pháp thương mại tích hợp thế giới của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, vào năm 2022, hơn 95% nickel (cả dạng quặng và dạng tinh chế) đã được xuất khẩu từ Indonesia và Philippines sang Trung Quốc. Myanmar cũng đã xuất khẩu gần như toàn bộ quặng mangan, REE và thiếc sang Trung Quốc trong cùng năm.Một số nước ASEAN có năng lực chế biến khoáng sản phục vụ sản xuất pin Mặt trời, pin và xe điện (EV). Ví dụ, Indonesia đã công bố kế hoạch phát triển ngành công nghiệp pin tích hợp theo chiều dọc, tận dụng nguồn nickel dồi dào của mình. Việt Nam và Malaysia đang thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện trong nước.Bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng, ASEAN có thể trở thành cường quốc công nghệ sạch và ủng hộ mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Việc củng cố các ngành công nghiệp địa phương cũng sẽ mang lại tăng trưởng kinh tế tích cực và tăng việc làm xanh trên toàn khu vực.
Mỗi quốc gia ASEAN đều có chiến lược khai thác khoáng sản quan trọng và hạ nguồn riêng, nhưng những chiến lược này đã làm gia tăng cạnh tranh thay vì thúc đẩy hợp tác. Ví dụ, Indonesia đã tái áp dụng lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel chưa qua chế biến vào năm 2020, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến trong nước và thu hút thêm đầu tư vào các ngành công nghiệp hạ nguồn. Chiến lược này được coi là thành công trong việc tăng sản lượng nickel và giá trị gia tăng từ các sản phẩm tinh chế.Để giảm thiểu những rủi ro, một nỗ lực đồng bộ sẽ rất quan trọng, với mỗi quốc gia tận dụng thế mạnh của mình trong các khoáng sản quan trọng và quản lý chuỗi cung ứng. Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, với ngành công nghiệp thượng nguồn đã phát triển hơn, có thể tập trung vào lĩnh vực này, trong khi các quốc gia khác như Philippines, Myanmar và Campuchia ưu tiên các vai trò thượng nguồn và trung nguồn. Hơn nữa, cần đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp quan trọng khác như tái chế pin và khai thác, chế biến bền vững để tăng cường an ninh và tính bền vững của nguồn cung khoáng sản.Để khai thác đầy đủ nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng của mình, ASEAN có thể áp dụng khuôn khổ hợp tác khu vực tương tự như Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng của Liên minh châu Âu (EU). Khuôn khổ này sẽ bao gồm một chiến lược phối hợp để chia sẻ tài nguyên, tích hợp chuỗi giá trị và hài hòa hóa chính sách giữa các quốc gia thành viên.Các quốc gia ASEAN có thể thành lập Liên minh Khoáng sản quan trọng để tập trung nỗ lực vào hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác bền vững và phát triển các cơ sở tinh chế và tái chế. Bằng cách tập hợp các nguồn lực và chuyên môn, khu vực có thể cùng nhau vượt qua các nút thắt trong chế biến và giảm sự phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài.Sự hợp tác như vậy cũng sẽ cho phép thiết lập các tiêu chuẩn khu vực, thu hút đầu tư đa quốc gia và tạo ra mạng lưới chuỗi cung ứng mạnh mẽ cho các công nghệ sạch, đưa ASEAN dẫn đầu toàn cầu về nền kinh tế xanh.Cuối cùng, chìa khóa là thúc đẩy hợp tác hơn là cạnh tranh ở cấp độ khu vực, đặc biệt là trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng và cải thiện năng lực sản xuất trên toàn ASEAN.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30' - 15/01/2025
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia muốn tăng cường hợp tác kinh tế với các nước thành viên ASEAN
21:40' - 09/01/2025
Ngày 9/1, Diễn đàn Kinh tế Malaysia 2025 (FEM 2025) đã thảo luận về định hướng hợp tác và triển khai các sáng kiến quan trọng của ASEAN nói chung và Malaysia nói riêng trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.