Chiến lược thị trường mới của quốc gia giàu dầu mỏ Trung Đông

08:10' - 20/09/2024
BNEWS Thị trường dầu tinh lọc của Saudi Arabia được định giá 27 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,7%/năm vào năm 2029.

Saudi Arabia đang tích cực hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và xây dựng các nhà máy lọc dầu mới, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm dầu tinh chế, bao gồm xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay, cũng như nguyên liệu hóa dầu tiếp tục gia tăng.

Giới phân tích cho rằng các bước đi chiến lược trên là rất cần thiết để duy trì vị thế nhà sản xuất các sản phẩm dầu mỏ tinh chế hàng đầu toàn cầu của Saudi Arabia cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành vận tải và công nghiệp trên toàn thế giới.

 

Theo hãng nghiên cứu thị trường TechSci Research, thị trường dầu tinh lọc của Saudi Arabia được định giá 27 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,7%/năm vào năm 2029. Được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư lớn và các công nghệ tiên tiến, lĩnh vực lọc dầu có vai trò ngày càng quan trọng trong toàn ngành năng lượng của Saudi Arabia.

Các số liệu mới nhất của Tổ chức Sáng kiến Dữ liệu Chung (JODI), sản lượng dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 7/2024 đạt 8,94 triệu thùng/ngày, tăng 1,26% so với tháng trước đó. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô của quốc gia vùng Vịnh này trong tháng 7/2027 chỉ đạt 5,74 triệu thùng/ngày, giảm 5,06% so với tháng 6/2024.

Trong khi đó, nhu cầu dầu thô trong nước của Saudi Arabia tăng 79.000 thùng/ngày lên 2,83 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2024. Các số liệu của JODI cũng cho thấy sản lượng các sản phẩm dầu tinh lọc của Saudi Arabia trong tháng 7/2024 chỉ đạt 2,46 triệu thùng/ngày, giảm 2% so với tháng trước đó. Dầu diesel chiếm tỷ trọng lớn nhất với 44%, tiếp đến là xăng động cơ và nhiên liệu máy bay với 28% và dầu nhiên liệu (dầu Mazut hoặc dầu FO) chiếm 17%.

Trong cuộc họp trực tuyến ngày 5/9 của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dẩu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, các nước thành viên khối này đã nhắc lại cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện mà họ công bố vào tháng 4//11/2023, đồng thời nhấn mạnh việc tuân thủ các điều chỉnh sản lượng được thống nhất.

Tám quốc gia thành viên OPEC+, bao gồm Saudi Arabia, Nga, Iraq, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Kuwait, Kazakhstan, Algeria và Oman, đã tái khẳng định cam kết cắt giảm sản lượng. Iraq và Kazakhstan cam kết sẽ tuân thủ các kế hoạch cắt giảm bổ sung sản lượng mà hai nước này đã đệ trình lên Ban thư ký OPEC sau cuộc họp hồi tháng 4/2204.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục