Chính phủ Indonesia chi gần 650 triệu USD để phát triển năng lượng sạch

10:25' - 19/12/2022
BNEWS Chính phủ Indonesia đã giải ngân 10.000 tỷ rupiah Indonesia (IDR), tương đương 641 triệu USD để thúc đẩy các chương trình phát triển năng lượng sạch.

Chính phủ Indonesia đã giải ngân 10.000 tỷ rupiah Indonesia (IDR), tương đương 641 triệu USD, cho Tổng công ty điện lực Indonesia PT PLN (Persero), Cơ quan quản lý quỹ môi trường (BPDLH) và Tập đoàn tài chính PT Sarana Multigriya Financial (SMF Persero) để thúc đẩy các chương trình phát triển năng lượng sạch.

 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Sri Mulyani cho biết số tiền này sẽ được cung cấp dưới hình thức vốn nhà nước tham gia (PMN) và quỹ chung tay khắc phục hậu quả thiên tai (PFB) thông qua việc ký kết cam kết (LoC).

Bà Sri Mulyani cho biết: “Chúng tôi hy vọng các công ty sẽ sử dụng nguồn ngân sách hợp lý và hiệu quả và có thể tạo ra lợi ích tối đa cho xã hội và nền kinh tế, vì đây là ngân sách do người dân đóng góp”.

Số tiền gần 650 triệu USD sẽ được phân bổ cụ thể cho các công ty như sau: Tập đoàn điện lực nhà nước PLN được phân bổ 321 triệu USD, SMF Persero nhận 129 triệu USD và BPDLH  được giao 192,2 triệu USD.

Trong đó, PLN sẽ sử dụng nguồn vốn này để cải thiện cấu trúc vốn và năng lực kinh doanh. Điều này được thực hiện nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của công ty để tài trợ cho việc phát triển cơ sở hạ tầng điện.

Theo bà Sri Mulyani, nguồn vốn dành cho PLN sẽ ưu tiên sử dụng khoảng 156,2 triệu USD cho các dự án phân phối, bao gồm các máy phát điện EBT.

Tỷ lệ điện khí hóa không chỉ tăng từ khoản đầu tư này mà còn góp phần làm tăng hỗn hợp năng lượng tái tạo mới (EBT), dẫn đến giảm lượng khí thải từ các nhà máy điện hóa thạch của Indonesia.

Trong khi đó, nguồn vốn hỗ trợ cho PMN, SMF nhằm thúc đẩy chương trình “Một triệu ngôi nhà” giá rẻ cho người thu nhập thấp. Theo đó, SMF sẽ sử dụng nguồn vốn trên để hỗ trợ người dân vay vốn trung hạn hoặc dài hạn để mua nhà.

Nguồn ngân sách cho BPDLH dưới hình thức PFB hoặc quỹ quản lý thiên tai chung (DBPB) sẽ được sử dụng để kiểm soát biến đổi khí hậu, quản lý rừng bền vững, kiểm soát cháy rừng và đất và phục hồi đất than bùn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục