Chính phủ lâm thời Brazil công bố gói cải cách kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, trong cuộc họp với các bộ trưởng và các nghị sĩ ủng hộ tại thủ đô Brasilia, Tổng thống lâm thời Temer nhấn mạnh việc khôi phục tăng trưởng kinh tế đòi hỏi "một liều thuốc mạnh" và sẽ phải mất một thời gian dài để đưa Brazil thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Ông cho biết dự thảo các chính sách mới gồm việc sửa đổi Hiến pháp với mục đích giới hạn việc gia tăng chi tiêu công hàng năm ở mức tương đương tỷ lệ phạm phát của năm trước đó. Theo ông Temer, trong giai đoạn 1997-2015, chi phí dành cho chi tiêu công tăng từ mức 14% lên 19% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tăng nhiều hơn tỷ lệ lạm phát và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Chính phủ mới cũng cho rằng cần phải cắt giảm chi tiêu trong y tế và giáo dục. Ông Temer muốn ngăn chặn tình trạng nợ công gia tăng, hiện tương đương 67% GDP.
Ngoài ra, Tổng thống lâm thời Temer cũng yêu cầu Quốc hội nhanh chóng thông qua mức thâm hụt ngân sách dự kiến cho năm nay ở mức kỷ lục 48 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 27 tỷ USD đề ra trước đây của chính phủ Tổng thống vừa bị đình chỉ Dilma Rousseff.Ông cũng đề xuất sửa đổi luật khai thác dầu khí, theo đó cho phép các công ty tư nhân tham gia khai thác tại lớp "tiền muối" (pre-salt) ở các lớp đá muối ngoài khơi Đại Tây Dương, với trữ lượng 114 tỷ thùng, mà không phải qua Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.
Nhà lãnh đạo này cũng tuyên bố khả năng sử dụng nguồn tài chính Quỹ chủ quyền được thành lập dưới thời Tổng thống Lula da Silva nhằm hỗ trợ các dự án phát triển của ngành giáo dục từ việc trích lại nguồn tiền thu được do xuất khẩu dầu khí.
Theo quy định, gói giải pháp kinh tế của chính phủ lâm thời cần phải được 3/5 trong tổng số 81 thượng nghị sĩ và 513 hạ nghị sĩ thông qua. Giới quan sát nhận định Chính phủ của ông Temer sẽ khó có thể đạt được số phiếu ủng hộ cần thiết bởi nhiều nghị sĩ sẽ không ủng hộ việc cắt giảm ngân sách trong các chương trình phúc lợi xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân hiện đang gặp nhiều khó khăn. Brazil đang ở trong năm suy thoái thứ hai và các dự báo đều cho thấy nước này sẽ không thể phục hồi trước năm 2018. Cuối tháng 2 vừa qua, Moody's đã trở thành hãng xếp hạng tín nhiệm thứ ba trên thế giới hạ bậc tín nhiệm của Brazil xuống mức "vô giá trị" với lý do nền kinh tế này đang đối mặt núi nợ công cao và tình hình chính trị bất ổn./.- Từ khóa :
- brazil
- cải cách
- chính phủ lâm thời
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh chiến dịch điều tra vụ bê bối Petrobras
12:45' - 25/05/2016
Ngày 24/5, cảnh sát Brazil đã lục soát hàng chục trụ sở của các công ty bị tình nghi tham gia rửa tiền trong vụ bê bối tham nhũng khổng lồ tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras.
-
Kinh tế Thế giới
Chính trường Brazil tiếp tục rung chuyển vì vụ Petrobras
13:38' - 24/05/2016
Tân Bộ trưởng Kế hoạch Romero Juca tuyên bố mưu đồ lật đổ Tổng thống Dilma Rousseff nhằm ngăn cản tiến trình điều tra vụ bê bối tham nhũng khổng lồ ở Tập đoàn dầu khí Petrobras.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil dự báo thâm thủng ngân sách kỷ lục hơn 48 tỷ USD
06:01' - 23/05/2016
Tân Bộ trưởng Kinh tế Brazil Henrique Meirelles dự báo thâm hụt ngân sách ban đầu của nước này năm nay sẽ ở mức kỷ lục hơn 48 tỷ USD, tăng đáng kể so với mức 27 tỷ USD dự kiến của chính phủ cũ.
-
Kinh tế Thế giới
Olympic 2016 không phải là "cứu cánh" với kinh tế Brazil
07:08' - 20/05/2016
Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s vừa nhận định Thế vận hội Olympic 2016 diễn ra tại Rio de Janeiro vào tháng Tám tới, sẽ chỉ là một cú hích nhỏ đối với nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn của Brazil.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Bất ổn kinh tế gia tăng
05:30'
Sự ra đi đột ngột của Phó Thủ tướng Choi tạo ra một khoảng trống lãnh đạo lớn vì ông đã được chỉ định thay thế ông Han làm quyền tổng thống bắt đầu từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD nhiệm kỳ 2022-2025
21:37' - 02/05/2025
Các nhà lãnh đạo chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á của OECD trong giai đoạn kinh tế thế giới và khu vực đối mặt với nhiều thách thức.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm toàn cầu cao nhất trong 2 năm
18:52' - 02/05/2025
Theo hãng tin Bloomberg, giá thực phẩm toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 2 năm vào tháng Tư vừa qua, cho thấy sự không chắc chắn về thuế quan đang bắt đầu gây sức ép lên thương mại thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ về vấn đề thuế quan
07:40' - 02/05/2025
Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có những phát biểu về vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm trọng thể
19:33' - 01/05/2025
Bài viết trên Tân Hoa xã dẫn lời của Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đã chung sức, đồng lòng bắt tay khôi phục, tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Tổng thống Trump hé lộ khả năng đạt nhiều thỏa thuận thương mại
10:48' - 01/05/2025
Tổng thống Mỹ khẳng định không muốn vội vã đạt thỏa thuận vì Mỹ đang hưởng lợi từ chính sách thuế quan hiện nay, và đang ở thế “thượng phong” trong đàm phán.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu phân mảnh: Thách thức đối với các nước đang phát triển
05:30' - 01/05/2025
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đẩy nhanh quá trình phân mảnh kinh tế toàn cầu, và các nước đang phát triển có thể phải chịu ảnh hưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng
19:56' - 30/04/2025
Bất chấp những đòn thuế quan từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nền kinh tế khu vực đồng euro (Eurozone) vẫn cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 16 tháng
15:41' - 30/04/2025
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh trong tháng 4/2025, ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong 16 tháng qua.