Chính sách của Mỹ với Iran có thể gây họa cho các đồng minh ở Trung Đông


Trong tuyên bố ngày 7/6, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ nhằm vào Tập đoàn hóa dầu Persian Gulf Petrochemical Industries Company (PGPIC) do công ty này hỗ trợ tài chính của Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) - lực lượng phụ trách chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Iran.
Theo mạng tin Middle East Monitor, Lầu Năm Góc xác nhận Mỹ có kế hoạch triển khai thêm 1.500 quân tới Trung Đông để chống lại mối đe dọa đang gia tăng từ Iran. Điều khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn là Mỹ và Iran đang thiếu một kênh liên lạc song phương trực tiếp, trong khi các đồng minh Arab của Mỹ tại khu vực Trung Đông lại ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ theo đuổi chính sách cứng rắn với Tehran.
Chiến dịch vận động hành lang của Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhằm phong tỏa Tehran khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi liệu các đồng minh có đang lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự với Iran hay không. Ở chiều ngược lại, bản thân Mỹ cũng nhận thấy những lợi ích tài chính khi Nhà Trắng viện dẫn lý do an ninh quốc gia để xúc tiến các thương vụ mua bán vũ khí trị giá hàng tỷ USD dành cho Saudi Arabia và UAE.Xét trên khía cạnh lịch sử và chính trị, chính sách “gây sức ép tối đa” của Washington nhằm vào Tehran dường như sẽ không làm thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, các đồng minh của Mỹ chắc chắn sẽ bị tổn thương một khi xung đột nổ ra và phát triển thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Cho đến nay, nguy cơ bị trả đũa mạnh tay là tác nhân chính đóng vai trò kiềm chế các bên leo thang hành động quân sự, tuy nhiên điều gì sẽ xảy ra nếu “bóng ma” chiến tranh trở thành hiện thực?Iran chắc chắn sẽ tìm mọi cách để khiến Mỹ tổn thất tối đa nếu Washington lựa chọn can thiệp quân sự, song quy mô của động thái đáp trả sẽ phụ thuộc vào mức độ của hành động gây hấn. Trong bước đi đầu tiên, Tehran dự kiến sẽ nhắm trực tiếp vào các tài sản quân sự của Mỹ, như tàu sân bay và tàu chiến được triển khai ở vùng Vịnh. Sau khi Lầu Năm Góc xác nhận kế hoạch tăng cường lực lượng ở Trung Đông, chuyên gia Morteza Ghorbani - cố vấn cấp cao của Tư lệnh IRGC Hossein Salami - đã cảnh báo rằng trong trường hợp đối đầu vũ trang nổ ra, IRGC sẽ đánh chìm các tàu sân bay của Mỹ bằng tên lửa hoặc “vũ khí tối mật” mới.Tuy nhiên, một khi được khởi xướng, cuộc xung đột quân sự này sẽ không giới hạn trong phạm vi giữa Mỹ và Iran. Vụ tấn công bí ẩn nhằm vào các tàu chở dầu của Saudi Arabia và UAE mà phía Washington cáo buộc do IRGC và các lực lượng hậu thuẫn Iran đứng sau thực hiện đã phát đi một thông điệp cho thấy, các đồng minh thân cận của Mỹ có quan điểm chống Iran có thể dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy leo thang căng thẳng đó. Giới phân tích tình báo nhận định, cả Saudi Arabia và UAE đã đều giữ vai trò đáng kể trong chiến lược của Mỹ nhằm kéo xuất khẩu dầu mỏ của Iran xuống mức bằng 0. Vì vậy các tàu chở dầu và hệ thống đường ống dẫn dầu của hai nước này có thể trở thành mục tiêu tấn công và phá hoại. Ngoài ra, xung đột tại Trung Đông có khả năng lan rộng một phần là do các quốc gia Arab đồng minh của Mỹ là nơi đặt căn cứ và lực lượng quân sự của nước này, vốn sẽ trở thành các mục tiêu nếu chúng được sử dụng, cả trực tiếp hoặc gián tiếp, để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào các vị trí trên lãnh thổ Iran. Dù không sở hữu một lực lượng không quân hùng mạnh khi phải gánh chịu hậu quả của sự cô lập kéo dài và các lệnh trừng phạt quốc tế, Iran đã tìm cách thích ứng với nghệ thuật chiến tranh kiểu mới và phát triển một chiến lược quân sự, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào năng lực chiến đấu bất đối xứng chống lại một kẻ thù được cho là có sức mạnh vượt trội hơn. Thấu hiểu điểm mạnh nhất của mình qua nghệ thuật chiến tranh đó, Tehran sẽ thực thi các hành động đáp trả với mục tiêu gây ra tổn thất lớn nhất cho đối thủ bất cứ khi nào có thể, và điều này đồng nghĩa với nghĩa với việc lôi kéo các quốc gia láng giềng vào một cuộc xung đột trên quy mô rộng hơn.Trong kịch bản xấu nhất khi Iran cảm thấy không đủ sức đương đầu với đối thủ mạnh hơn, Tehran sẽ có những hành động khó kiểm soát giống như những phản ứng từng diễn ra trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq giai đoạn thập niên 1980, khi nước Cộng hòa Hồi giáo này sẵn sàng nhằm vào các tài sản phi tác chiến như các tàu chở dầu của Kuwait và Saudi Arabia.Một số nguồn tin tình báo cho biết, Iran không có nhiều tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nhưng họ đã xây dựng được một kho vũ khí và không ngần ngại sử dụng chúng để nhằm vào một loạt các mục tiêu tiềm tàng, bao gồm các cơ sở dầu khí trên bờ và ngoài khơi vùng Vịnh.Nhận thức được những kịch bản và khả năng đáp trả quân sự trực tiếp từ Iran, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây đã đưa ra cảnh báo trong cuộc họp đặc biệt với các chỉ huy tình báo và quân sự rằng Israel sẽ cố gắng hết sức để tránh căng thẳng gia tăng tại khu vực, cũng như tránh can thiệp trực tiếp vào vấn đề này. Thực tế là một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran sẽ không giới hạn trong phạm vi hẹp nếu nó thực sự nổ ra, đặc biệt khi xung đột có thể leo thang thành một cuộc chiến bất đối xứng. Đến nay, những giả định về hậu quả chiến tranh và sự tàn phá trên toàn khu vực ít nhất đã giúp kiềm chế những hành động quân sự leo thang hơn, và ngăn chặn “tai ương” đó xảy ra với Iran hay chính các đồng minh của Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt ngành hóa dầu của Iran
07:38' - 08/06/2019
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành hóa dầu của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với nước này liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Mỹ-Iran khả năng vẫn tình trạng lấp lửng trong thời gian dài tới
07:39' - 06/06/2019
Quan hệ Mỹ-Iran nhiều khả năng vẫn trong tình trạng lấp lửng trong thời gian dài sắp tới, bởi mức độ thù địch giữa hai nước này chưa đủ để khơi mào một cuộc chiến.
-
Kinh tế Thế giới
Iran nêu điều kiện đàm phán với Mỹ
07:19' - 03/06/2019
Trong bất kỳ trường hợp nào, Mỹ sẽ không bao giờ có được một thỏa thuận tốt hơn thỏa thuận hạt nhân có tên gọi chính thức là “Kế hoạch hành động chung toàn diện”.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Pompeo: Mỹ sẵn sàng đàm phán vô điều kiện với Iran
20:39' - 02/06/2019
Ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington sẵn sàng đàm phán với Iran một cách vô điều kiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.