Chính sách đã đầy đủ, phải bắt tay ngay phát triển nhà ở xã hội
Ngày 5/6, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Đột phá để phát triển nhà ở xã hội" cung cấp góc nhìn tổng thể, toàn diện về những kết quả nổi bật đạt được trong phát triển nhà ở xã hội thời gian qua. Đồng thời đề cập đến việc cấp thiết thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách; đưa ra giải pháp đồng bộ trong bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực xã hội thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội thời gian tới nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ, các cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở xã hội không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Đáng chú ý, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Ngay từ đầu năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 444/QĐ-TTg giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong năm 2025 và các năm tiếp theo đến năm 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tại tòa đàm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thông tin, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương đã tích cực triển khai. Cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Nhiều địa phương đã quan tâm, dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Trong 5 tháng của năm 2025, cả nước đã khởi công, đang triển khai đầu tư xây dựng 159 dự án, với quy mô 135.563 căn; trong đó khởi công mới 21 dự án, với quy mô 20.428 căn. Đã có 22.649 căn hộ nhà ở xã hội đã hoàn thành trong 5 tháng.
Nghị quyết số 201 về thí điểm cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội có hiệu lực từ 1/6 mang tính đột phá, nhằm tháo gỡ các thủ tục còn vướng mắc, cản trở quá trình đầu tư phát triển nhà ở xã hội, cũng như giải quyết những khó khăn từ thực tiễn đặt ra. Trong đó, một số cơ chế, chính sách đáng chú ý như thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Theo đó, Quỹ nhà ở quốc gia là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận; bao gồm: quỹ nhà ở trung ương do Chính phủ thành lập, quỹ nhà ở địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập. Mục tiêu của Quỹ là tạo nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án nhà ở xã hội, tạo lập nhà ở xã hội để cho thuê, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuê.Tiếp đó là cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với mục tiêu cắt giảm, cải cách thủ tục hành chính, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với tăng cường giám sát theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 68- NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị. Đáng chú ý, là không thực hiện thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư mà thực hiện giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu. Theo đó, cắt giảm được khoảng 200 ngày, tương ứng khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.Cùng đó, không yêu cầu thực hiện bước lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, theo đó cắt giảm được 65 ngày so với quy định hiện hành. Việc nỏ thủ tục thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng, theo đó cắt giảm được từ 15 - 35 ngày so với quy định hiện hành. Không yêu cầu thực hiện quy trình đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng mà được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn, theo đó cắt giảm được từ 45 - 105 ngày so với quy định hiện hành…“Hiện nay, nhiệm vụ, trách nhiệm đã rất rõ ràng đối với từng bộ, ngành và từng địa phương. Điều quan trọng lúc này là phải bắt tay ngay vào việc, không chần chừ” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nói.
Dưới góc độ địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Thịnh chia sẻ, mỗi một dự án nhà ở xã hội chính là một dự án phát triển kinh tế. Bắc Giang đặt ra kế hoạch là xây dựng khoảng 70.000 căn nhà xã hội, dự tính ở quy mô khoảng 110.000 tỷ đồng trong cả giai đoạn từ 2021 đến 2030. Đây là một con số rất lớn mà lại sử dụng lao động, sử dụng nguyên vật liệu, việc làm tại địa phương. Nguồn lực tất cả đều tại chỗ, thế nên nó có ý nghĩa hơn nhiều đối với các dự án khác có quy mô tương tự.
Từ nhận thức đó, tỉnh đã thể hiện bằng các kế hoạch rất cụ thể. Ví dụ như năm 2024, Bắc Giang đã xác định được tất cả các vị trí khu đất với tổng số hơn 200 ha để triển khai thực hiện được trên 70.000 căn nhà xã hội. Cho đến nay, tỉnh đã phê duyệt được 14 dự án, lựa chọn xong chủ đầu tư của 14 dự án, đối với 29.000 căn hộ.Nếu áp dụng Nghị quyết 201 này và mọi việc nhanh chóng, thuận lợi thì trong tháng 7, Bắc Giang sẽ lựa chọn được khoảng 15 chủ đầu tư với khoảng trên 30.000 căn. Và theo kế hoạch, trong quý I/2006, tỉnh sẽ lựa chọn được toàn bộ chủ đầu tư để triển khai khoảng trên 70.000 căn nhà xã hội để đạt được và vượt mức chỉ tiêu đề ra.“Quan trọng là phải xuất phát từ nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và bằng các biện pháp, kế hoạch cụ thể để huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Từ đó, gắn việc thực hiện kế hoạch đó vào trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong giải phóng mặt bằng, trong vấn đề xây dựng hạ tầng ở khu vực xung quanh để đảm bảo dự án nhà xã hội hoàn thành đồng bộ” – ông Thịnh khẳng định.Bày tỏ niềm niềm tin vào trợ lực chính sách, ông Phạm Tiến Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cát Tường cho biết, Nghị quyết 201 và Quyết định 444 không chỉ tháo gỡ pháp lý mà còn là cam kết chính trị ở cấp cao nhất đối với người dân có thu nhập thấp chưa có nhà ở. Đây là một trong những chính sách rất nhân văn giúp tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội giai đoạn này. Vừa qua, dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng Công ty CP Cát Tường đã phát triển và bàn giao đưa vào sử dụng 4.000 căn hộ cho đến thời điểm này.Dự kiến, năm 2025 và 2025, mỗi năm công ty sẽ phát triển thêm 1.000 căn hộ nữa. Chặng đường phát triển nhà ở xã hội có nhiều khó khăn nhưng khi có giải pháp phù hợp thì sẽ thực hiện được. Ở giai đoạn rất khó khăn còn ra được sản phẩm thì này với các trợ lực chính sách, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội rất khả thi.Các giải pháp, quyết sách quan trọng này, ngoài tháo gỡ khó khăn còn tạo được niềm tin thể chế để các doanh nghiệp tin tưởng khi phát triển các dự án nhà ở xã hội. Doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đương đầu và vượt qua những khó khăn. Bởi vừa qua, tất cả những hành động từ cấp cao nhất cho đến địa phương đã tạo được lòng tin cho doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
9 ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp hơn 2% đối với người trẻ mua nhà ở xã hội
16:08' - 03/06/2025
Trong 5 năm đầu vay vốn kể từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất cho vay được áp dụng thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân bằng VND của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
-
Chính sách mới
Tháng 6 ban hành quy định chi tiết trường hợp công chức ở xa chỗ làm được hỗ trợ nhà ở xã hội
21:34' - 02/06/2025
UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế, ban hành quy định chi tiết về trường hợp người có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được xem xét hưởng chính sách hỗ trợ về NƠXH.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào trục lợi từ chính sách về nhà ở xã hội
16:26' - 02/06/2025
Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Bất động sản
Thực thi chính sách nhà ở xã hội cần địa phương vào cuộc quyết liệt
16:26' - 30/05/2025
Thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội vừa được Quốc hội thông qua có nhiều nội dung mới, quan trọng để hiện thực hóa giấc mơ nhà ở với người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
15:34' - 29/05/2025
Chiều 29/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Khu công nghiệp sinh thái: Từ giải pháp xanh đến lợi thế cạnh tranh
16:11'
Phát triển khu công nghiệp sinh thái không chỉ là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh và chuyển đổi năng lượng mà còn là cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
-
Bất động sản
Bất động sản bán lẻ phân hóa mạnh, cơ hội cho nhà đầu tư chủ động
14:35'
Bất động sản bán lẻ phân hóa mạnh buộc các nhà đầu tư không thể tiếp cận lĩnh vực này như một kênh đầu tư thụ động mà phải chuyển sang tư duy vận hành chủ động, linh hoạt và thích nghi.
-
Bất động sản
Xây dựng bảng giá đất hài hòa lợi ích các bên liên quan
18:15' - 22/07/2025
Giá đất tăng, nghĩa vụ tài chính tăng đang dẫn đến rất nhiều bất cập trên thị trường với cả doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế.
-
Bất động sản
Quy định mới thúc đẩy thị trường nhà cho thuê tại Trung Quốc
07:00' - 22/07/2025
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) vừa ký sắc lệnh công bố các quy định mới nhằm thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của thị trường cho thuê nhà ở tại quốc gia tỷ dân.
-
Bất động sản
Đồng Tháp giảm 54% thời gian giải quyết thủ tục cho dự án nhà ở xã hội
13:49' - 21/07/2025
UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo sở, ngành và địa phương tích cực giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang triển khai thực hiện trên địa bàn.
-
Bất động sản
Dòng tiền dịch chuyển, niềm tin trở lại với thị trường bất động sản
11:34' - 21/07/2025
Nhu cầu nhà ở vẫn cao, tâm lý nhà đầu tư phục hồi trong bối cảnh pháp lý được tháo gỡ, hạ tầng được đầu tư, lãi suất duy trì ở mức thấp… là những yếu tố hỗ trợ vững chắc cho thị trường thời gian tới.
-
Bất động sản
Bắc Ninh tăng tốc phát triển nhà ở xã hội: Hướng tới mục tiêu 135.000 căn hộ
09:03' - 20/07/2025
Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, Bắc Ninh đang đẩy mạnh đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc, hướng tới mục tiêu hoàn thành 135.000 căn đến năm 2030.
-
Bất động sản
Triển vọng kém sáng của thị trường nhà ở Mỹ
07:59' - 19/07/2025
Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số lượng nhà ở đơn lập được khởi công – vốn chiếm phần lớn hoạt động xây dựng nhà – đã giảm 4,6% xuống mức 883.000 căn trong tháng 6, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2024.
-
Bất động sản
Bất động sản khởi sắc nhờ “trợ lực” pháp lý
14:48' - 17/07/2025
“Trợ lực” pháp lý chính là một trong những động lực mạnh mẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi và khởi sắc để hướng tới tăng trưởng trong thời gian tới.