Chính sách “Không COVID-19” của Trung Quốc và tác động đối với thị trường toàn cầu
Nếu đợt bùng phát COVID-19 do biến thể Omicron lắng xuống vào cuối tháng Ba, Trung Quốc sẽ có cơ hội rõ ràng để “hạ nhiệt” các biện pháp phòng, chống đại dịch và mở cửa trở lại với thế giới bên ngoài.
Việc gỡ bỏ sớm những hạn chế sẽ hỗ trợ cho nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Năm 2021, Trung Quốc đã trải qua mô hình phục hồi hình chữ V với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể đã tăng gần 8%.
Tuy nhiên, kể từ mùa Hè, tăng trưởng kinh tế của nước này đã chậm lại nhanh chóng, tiêu thụ nội địa chịu tác động nghiêm trọng từ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để kiểm soát làn sóng lây nhiễm mới. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc thiếu điện. Đầu tư vào bất động sản chịu ảnh hưởng bởi các quy định thắt chặt đối với doanh nghiệp bất động sản, và đầu tư vào cơ sở hạ tầng bị hạn chế do chính quyền địa phương vay vốn chậm.
Tháng 12/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã phản ứng bằng cách cắt giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng thương mại để giải phóng thanh khoản. Lãi suất cơ bản cho khoản vay một năm giảm lần đầu tiên sau gần hai năm và Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương cam kết hỗ trợ tài chính nhiều hơn.
Việc sớm chấm dứt chính sách “Không COVID-19” (Zero COVID-19) của Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy hoạt động và tạo điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ kỳ vọng hàng năm là 5,5% vào năm 2022.
Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể nới lỏng chính sách phòng dịch COVID-19 trước tháng 11. Chiến lược này của Trung Quốc đã giữ cho tỷ lệ tử vong ở mức thấp một cách ấn tượng nhưng việc giảm phơi nhiễm có thể làm giảm khả năng miễn dịch trong dân số.
Ngoài ra, biến thể Omicron có thể kiểm tra tính hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc. Nếu chính phủ từ bỏ chiến lược của mình trong vài tháng tới, điều này có thể dẫn đến bùng phát một làn sóng dịch COVID-19 mới.
Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý cho việc Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng cửa và duy trì các biện pháp phòng dịch chặt chẽ trong suốt cả năm 2022. Điều này sẽ tác động đáng kể đến các thị trường toàn cầu.
Thứ nhất, tiêu thụ sẽ vẫn giảm ở Trung Quốc. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới mức xu hướng vào năm 2022, từ đó hạn chế nhu cầu hàng hóa. Sự vắng mặt của du khách Trung Quốc ở nước ngoài cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hai, thặng dư thương mại của Trung Quốc có thể sẽ ở mức kỷ lục. Trong thời kỳ đại dịch, xuất khẩu của Trung Quốc được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài trong khi nhập khẩu bị hạn chế do tiêu thụ trong nước chậm hơn. Sang năm 2022, các nền kinh tế mới nổi sẽ phải đối mặt với một đồng USD mạnh hơn khi Cục dự trữ liên bang Mỹ kết thúc việc nới lỏng định lượng và cân nhắc tăng lãi suất để chống lại lạm phát. Trong bối cảnh đó, đồng nhân dân tệ, được củng cố bởi thặng dư bên ngoài của Trung Quốc, có khả năng vẫn ổn định so với đồng đô la Mỹ.
Thứ ba, thặng dư thương mại kỷ lục của Trung Quốc sẽ giúp giữ cho lợi tức trái phiếu toàn cầu ở mức thấp. Điều này đặc biệt quan trọng trong năm 2022. Thị trường chứng khoán đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch vì lãi suất vẫn ở mức thấp lịch sử. Điều này khiến giới đầu tư bắt đầu lo ngại rằng thị trường trái phiếu có thể lao dốc nếu lạm phát không giảm.
Tuy nhiên, chiến lược “Không COVID-19” của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích cho các tài sản rủi ro bằng cách hạn chế tiêu dùng và nhập khẩu đồng thời giữ thặng dư thương mại ở mức cao.
Một số nhà đầu tư hy vọng Trung Quốc sẽ sớm nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng thị trường toàn cầu có thể hoạt động tốt hơn một cách đáng ngạc nhiên nếu các quan chức Trung Quốc không đưa ra thay đổi nào cho đến cuối năm nay./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với "sóng gió" nào trong năm 2022?
06:30' - 07/01/2022
Kinh tế Trung Quốc đã phải đối mặt với những gián đoạn lớn trong suốt năm 2021 do ảnh hưởng của cuộc thương chiến Mỹ-Trung, những hạn chế do đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu điện.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc: Ảnh hưởng của việc phong tỏa cảng biển trọng yếu ở Ninh Ba
20:26' - 05/01/2022
Việc phong tỏa một phần thành phố Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, làm dấy lên những lo ngại về nguồn cung cho các thương hiệu thời trang quốc tế nổi tiếng như Nike và Adidas.
-
Kinh tế & Xã hội
Giá than nhiệt ở Trung Quốc tăng do Indonesia cấm xuất khẩu than đá
13:54' - 04/01/2022
Khởi đầu năm 2022, giá than nhiệt giao sau ở Trung Quốc đã tăng tới 7,8% do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn.
-
DN cần biết
Trung Quốc yêu cầu đánh giá an ninh mạng đối với các công ty dự định niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài
13:08' - 04/01/2022
CAC cho biết sẽ thực thi các quy định, theo đó, bất kỳ công ty nào có dữ liệu hơn 1 triệu người dùng, sẽ phải trải qua việc đánh giá tính bảo mật trước khi niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
-
Bất động sản
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn trong năm 2022?
17:40' - 01/01/2022
Gánh nặng thanh toán nợ có thể khiến cuộc khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản thêm tồi tệ, sau 30 năm bùng nổ nhờ mô hình kinh doanh dự vào tín dụng lãi suất thấp và nhu cầu nhà ở của người dân lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề nghị Trung Quốc khôi phục việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu
22:01' - 31/12/2021
Bộ Công Thương đã đề nghị một số biện pháp cụ thể để góp phần tháo gỡ tình trạng ách tắc hàng hóa tại khu vực biên giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng USD tăng giá có dẫn đến khủng hoảng tiền tệ ở châu Á?
06:30' - 19/05/2022
Việc đồng USD tăng giá, có thể tiếp tục diễn ra, sẽ gây ra những căng thẳng mới cho các nền kinh tế của khu vực châu Á. Liệu điều này có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiền tệ mới?
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh xung đột địa chính trị
05:30' - 19/05/2022
Quá trình phục hồi kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc phần lớn vào môi trường toàn cầu, và cuộc xung đột ở Ukraine, nếu không được kiềm chế, có thể sẽ gây ra các vấn đề kinh tế nghiêm trọng cho khu vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của việc đồng USD tăng giá mạnh
06:30' - 18/05/2022
Việc đồng USD tăng cao đang đẩy kinh tế toàn cầu vào nguy cơ suy thoái đồng bộ sâu rộng hơn, bằng cách đẩy cao chi phí đi vay và tạo ra những biến động trên thị trường tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải gây căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/05/2022
Tác động mạnh mẽ từ sự gián đoạn ở Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cảng ở châu Âu và Mỹ khi tuyến hàng hóa đường biển bắt đầu hoạt động trở lại.
-
Phân tích - Dự báo
Các công ty châu Âu và mối ràng buộc với uranium của Nga
05:30' - 16/05/2022
Ngoài khí đốt, dầu mỏ và than đá, châu Âu cũng cần Nga (thông qua Công ty Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga - Rosatom) để vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến thuật kiềm chế lạm phát của Trung Quốc
05:30' - 15/05/2022
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9/5, mặc dù lạm phát vẫn đang tăng cao trên khắp thế giới, song giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 3/2022 chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Sức hút từ các thương vụ giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á
06:30' - 14/05/2022
Tổng giá trị giao dịch cổ phần tư nhân khu vực Đông Nam Á năm 2021 đạt mức cao mới trong lịch sử 25 tỷ USD và số lượng thương vụ giao dịch cũng tăng hơn 80% lên 201 thương vụ.
-
Phân tích - Dự báo
Rối loạn thị trường khiến giá năng lượng quốc tế tiếp tục tăng cao
05:30' - 14/05/2022
Từ tháng 12 năm ngoái, giá dầu tăng hơn 30%, song tăng trưởng sản lượng của Mỹ lại chưa đến 2%, đạt 11,8 triệu thùng/ngày, kém xa mức 13,1 triệu thùng/ngày trước khi xảy ra dịch bệnh vào tháng 3/2020.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng phát triển điện hạt nhân ở Hàn Quốc
06:30' - 13/05/2022
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ duy trì tỷ trọng điện hạt nhân hiện tại và sẽ tăng lên sau này, trong khi khôi phục hoạt động xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đã bị đình chỉ vào năm 2017.