Chính sách "Không COVID" của Trung Quốc tạo ra rủi ro lớn cho kinh tế toàn cầu
Gần 400 triệu người tại 45 thành phố ở Trung Quốc đang bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ do chính sách "Không COVID" (Zero COVID). Theo số liệu của công ty dịch vụ tài chính Nomura Holdings (Nhật Bản), những thành phố này đóng góp 40% (tương đương 7.200 tỷ USD) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Theo các nhà phân tích, nhà đầu tư vẫn chưa đánh giá đúng về tác động kinh tế trầm trọng mà thế giới sẽ hứng chịu khi các biện pháp phong tỏa nhằm phòng chống COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục kéo dài. Lu Ting, nhà kinh tế trưởng tại Nomura, nhận định: "Các thị trường toàn cầu có thể đang đánh giá thấp tác động, vì sự chú ý vẫn tập trung vào cuộc xung đột Nga-Ukraine và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất".Đáng báo động nhất là đợt phong tỏa chưa có hồi kết tại Thượng Hải, thành phố với 25 triệu dân và là một trong những trung tâm sản xuất, xuất khẩu chính của Trung Quốc. Biện pháp phong tỏa gây thiếu hụt nguồn cung lương thực và người dân khó tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế.Thành phố cảng lớn nhất thế giới này cũng đang thiếu nhân lực trầm trọng. Cảng Thượng Hải - xử lý khoảng 20% lưu lượng hàng hóa tại Trung Quốc năm 2021 - đang rơi vào trạng thái tê liệt. Thực phẩm mắc kẹt trong các tàu chở hàng, không được trữ lạnh kịp thời và đang dần bị hư hỏng.
Trong khi đó, hàng hóa mắc kẹt tại cảng khoảng 8 ngày trước khi được chuyển đi nơi khác, thời gian chờ tăng 75% kể từ khi đợt phong tỏa mới bắt đầu. Thời gian lưu kho hàng xuất khẩu đã giảm xuống, nhưng điều đó có thể là do không có container mới nào được gửi đi, theo số liệu của nền tảng hiển thị chuỗi cung ứng Project4444.Công tác vận tải hàng hóa hàng không cũng bị đình trệ, với các hãng bay hủy toàn bộ các chuyến bay ra vào thành phố. Hơn 90% xe tải hỗ trợ giao hàng hiện không hoạt động. Thượng Hải sản xuất 6% hàng xuất khẩu Trung Quốc, theo số liệu của chính phủ năm 2021. Việc các nhà máy trong và quanh thành phố đóng cửa càng khiến chuỗi cung ứng bị tắc nghẽn.Các nhà máy cung cấp linh kiện cho Sony và Apple quanh Thượng Hải đều đóng cửa. Quanta, hãng sản xuất máy tính xách tay và MacBook theo hợp đồng lớn nhất thế giới, đã ngừng hoàn toàn nhà máy ở đây. Nhà máy này đóng góp khoảng 20% công suất của Quanta, trong khi trước đó, công ty này dự báo sẽ xuất xưởng 72 triệu chiếc trong năm nay. Tesla cũng đóng cửa nhà máy quy mô lớn ở Thượng Hải, với công suất 2.000 xe điện mỗi ngày.Ngày 15/4, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thông báo đã cử một lực lượng đặc nhiệm đến Thượng Hải để lên kế hoạch khôi phục sản xuất của 666 cơ sở sản xuất chính trong thành phố. Các công nhân đã quay trở lại nhà máy của Tesla vào ngày 18/4 để chuẩn bị tái khởi động dây chuyền máy móc, kết thúc đợt dừng hoạt động dài nhất kể từ khi khai trương năm 2019.Đến ngày 20/4, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp tục nới lỏng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần qua dù ghi nhận thêm một số ca tử vong và hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày.Michael Hirson - Giám đốc phụ trách Trung Quốc và Đông Bắc Á tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group - nhận định, tác động (của biện pháp phong tỏa) đối với kinh tế Trung Quốc rất lớn và ảnh hưởng lan rộng ra nền kinh tế toàn cầu cũng vậy. Những biến động liên quan đến biện pháp đóng băng nền kinh tế và giãn cách xã hội sẽ kéo dài trong ít nhất 6 tháng nữa.Giới chuyên gia cũng lưu ý, việc gián đoạn sản xuất và vận chuyển tại Trung Quốc kéo dài có thể giúp Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tăng tốc mục tiêu giảm phụ thuộc vào hàng hóa và chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiệm vụ này cũng đi kèm với những hậu quả kinh tế.Trong một thông báo mới đây, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cảnh báo về kịch bản tồi tệ nhất, theo đó nền kinh tế toàn cầu bị "tách rời" do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, làm giảm GDP toàn cầu thêm 5% trong dài hạn.
Công ty nghiên cứu Rhodium Group cho rằng điều đó khó có thể xảy ra, do mối liên kết sâu sắc về tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc. Đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu giữa hai nước đã lên đến 3.300 tỷ USD vào cuối năm 2020. Chuyên gia Michael Hirson cũng cho rằng hai nước vẫn có sự hội nhập rất chặt chẽ, và liên kết này không thể đảo ngược một cách dễ dàng vì chi phí sẽ rất lớn với cả Mỹ và kinh tế toàn cầu.Dù vậy, các quan chức kinh tế Mỹ tin rằng quá trình phân tách đã khởi động. Người đồng sáng lập quỹ đầu tư Oaktree Capital Management, Howard Marks, đã nhận định vào cuối tháng Ba rằng các doanh nghiệp đã bắt đầu tìm nguồn cung ứng tại chỗ và “quay lưng” với toàn cầu hóa.Chủ tịch quỹ đầu tư Blackrock, Larry Fink, cũng đề cập đến vấn đề này trong một bức thư gửi cho các cổ đông của công ty: “Cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa mà chúng ta đã chứng kiến trong ba thập kỷ qua”.
Trong bài phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương mới đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các mối liên kết chính trị và kinh tế của Trung Quốc với Nga. Bà nói: “Trong tương lai, sẽ ngày càng khó khăn để tách các vấn đề kinh tế ra khỏi các vấn đề rộng lớn hơn như lợi ích quốc gia, bao gồm cả an ninh quốc gia”.Hiện nay, với 1/3 nền kinh tế Trung Quốc đang bị phong tỏa, Đại học Chinese University of Hong Kong (Trung Quốc) ước tính GDP của nước này có thể mất 46 tỷ USD mỗi tháng, tương đương 3,1% GDP do biện pháp phong tỏa. Các nhà phân tích cũng cho rằng mục tiêu tăng trưởng 5,5% năm nay của Trung Quốc - mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ - là không khả thi.Ngân hàng Thế giới (WB) tuần trước điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xuống mức 5% cho năm nay. WB cảnh báo tốc độ tăng trưởng có thể giảm xuống 4% nếu các biện pháp phong tỏa kéo dài./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
PwC: Lợi nhuận các ngân hàng Trung Quốc phục hồi đáng kể
11:12' - 21/04/2022
Báo cáo được Công ty kiểm toán quốc tế PricewaterhouseCoopers (PwC) công bố ngày 20/4 cho thấy lợi nhuận của ngành ngân hàng Trung Quốc đã phục hồi đáng kể trong năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
Vận tải container có thể sớm phục hồi khi COVID-19 "hạ nhiệt" tại Trung Quốc
08:47' - 21/04/2022
Ngành vận tải container có thể chứng kiến một đợt phục hồi “rất mạnh” bắt đầu từ cuối tháng 4/2022, khi tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc dịu bớt.
-
Kinh tế tổng hợp
Thượng Hải (Trung Quốc) thận trọng nới lỏng phong tỏa
16:25' - 20/04/2022
Ngày 20/4, thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) tiếp tục nới lỏng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài nhiều tuần qua dù ghi nhận thêm một số ca tử vong và hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 mỗi ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nới lỏng các quy tắc niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài
06:30' - 20/04/2022
Các hạn chế an ninh quốc gia của Trung Quốc đã tác động đến các công ty Trung Quốc cũng như việc niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài của những công ty này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Mỹ đe dọa rút chứng nhận học thuật của Đại học Harvard
15:38'
Về phía Harvard, nhà trường khẳng định sẽ kiên định bảo vệ cộng đồng trường và các nguyên tắc cốt lõi trước những "hành động vô căn cứ" từ chính phủ liên bang.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đánh thuế nhập khẩu 50% đối với đồng từ ngày 1/8
09:41'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 đã công bố mức thuế quan mới 50% đối với đồng, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8, nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nước của ngành công nghiệp này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức lần đầu tiên điều trần trong phiên tranh luận chung của Quốc hội
08:43'
Thủ tướng Friedrich Merz đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của các bên đối lập một cách ngắn gọn, bình tĩnh và tự tin.
-
Kinh tế Thế giới
EU tiết lộ "chiến lược tích trữ" để chuẩn bị cho khủng hoảng
08:42'
EU cho biết kế hoạch tích trữ này nhằm bảo đảm tính liên tục của các mặt hàng chủ chốt khi xảy ra khủng hoảng như mất điện diện rộng, thảm họa thiên nhiên, xung đột hay đại dịch.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tuyên bố áp thuế 50% đối với hàng hóa Brazil
08:07'
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ áp thuế 50% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Brazil, tăng vọt so với mức 10% mà nước này đã công bố vào tháng 4.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump tiếp tục công bố mức thuế quan đối với 6 quốc gia
07:39'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 6 quốc gia, bao gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04' - 09/07/2025
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36' - 09/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20' - 09/07/2025
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.