Chính sách nào hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể?
Sáng 19/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Tổ chức Liên đoàn Hợp tác xã Raiffeisen -DGRV (Cộng hoà liên bang Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế “Luật Hợp tác xã năm 2023 và những định hướng chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã”.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng, phát triển khu vực kinh tế tập thể là chủ trương xuyên suốt và nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam.Điều này được thể hiện khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 20 - NQ/TW 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, khẳng định: kinh tế tập thể là một thành phần kinh tế quan trọng cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Qua ba lần ban hành, sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã, số lượng hợp tác xã không ngừng tăng lên, doanh thu và thu nhập của thành viên, người lao động trong hợp tác xã dần được cải thiện, giúp nâng cao đời sống kinh tế hộ thành viên, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh, chính trị cho xã hội. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đánh giá: thực tiễn phát triển khu vực kinh tế tập thể tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những khó khăn nội tại của các tổ chức kinh tế tập thể, như điều kiện kinh tế - xã hội của thành viên thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ đa số còn yếu, cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật của hợp tác xã nghèo nàn. Cùng với đó, các chính sách của nhà nước về cơ bản chưa hỗ trợ được nhiều cho các hợp tác xã; các hợp tác xã gặp khó khăn trong tiếp cận các chính sách về vốn, đất đai, về khoa học công nghệ, thị trường.Trong bối cảnh mới, phong trào hợp tác xã vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức từ sự phát triển bùng nổ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong nền kinh tế thị trường, tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng...
Các thách thức này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với khu vực kinh tế tập thể để thay đổi, phát huy các lợi thế liên kết, cùng nhau hợp tác theo mô hình hợp tác xã. Qua đó, tăng quy mô, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Giám đốc Dự án DGRV, dựa trên kinh nghiệm phát triển của khu vực hợp tác xã Đức, việc hỗ trợ hợp tác xã ở giai đoạn đầu mới thành lập đóng vai trò tương đối quan trọng để cho các hợp tác xã phát triển.Theo đó, các chính sách hỗ trợ có thể được hiểu là những quy định cụ thể trong luật và việc áp dụng một cách thống nhất, tạo điều kiện cho các hợp tác xã được tham gia một cách toàn diện vào nền kinh tế. Ngoài ra, hợp tác xã cũng được tham gia vào các chương trình hỗ trợ dành cho các loại hình doanh nghiệp khác khi họ đáp ứng các điều kiện của chương trình.
Việc tạo ra khuôn khổ pháp lý phù hợp để hợp tác xã có thể tiếp cận tín dụng cũng có thể coi là biện pháp hỗ trợ quan trọng cho hợp tác xã. Điều này giúp hợp tác xã có được đòn bẩy tài chính để phát triển hoạt động kinh doanh, nhưng không triệt tiêu những nguyên tắc cơ bản của mô hình hợp tác xã, đặc biệt là nguyên tắc tự lực.Một chính sách đặc thù cho hợp tác xã liên quan đến việc phân phối lại thu nhập từ thặng dư cho thành viên. Ở đây, thặng dư được tính là doanh thu từ các giao dịch giữa hợp tác xã và thành viên. Việc hoàn trả số tiền hay lợi nhuận phân phối theo mức độ sử dụng dịch vụ có thể được ghi nhận là một khoản nợ phải trả theo quy định về thuế khi điều lệ của hợp tác xã có quy định và khi thành viên được nhận số tiền phân phối lại đó theo các quy định trong điều lệ.Như vậy, các luật của Đức cho phép hợp tác xã ghi nhận số tiền hoàn trả lại cho các thành viên là chi phí kinh doanh và khi đó, hợp tác xã không phải đóng thuế trên phần tiền này. Cũng theo bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, cần thiết hỗ trợ các hợp tác xã tăng quy mô, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững trong giai đoạn tới. Để phát triển hợp tác xã trong thời gian tới, nhiều lãnh đạo hợp tác xã tham gia hội thảo cho rằng, cần nhiều hỗ trợ cụ thể; trong đó, hợp tác xã rất mong sớm được tiếp cận với những hỗ trợ từ nhà nước về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ... Cụ thể là hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo…; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ các điểm bán và giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ các sàn thương mại điện tử…/.Tin liên quan
-
Thị trường
Hợp tác xã đổi mới sản phẩm để bắt nhịp thị trường xuất khẩu
08:28' - 07/09/2023
Các hợp tác xã có cách tiếp cận khách hàng riêng nhưng qua đó cho thấy sự đổi mới trong nhận thức, xác định rõ sản phẩm, hàng hóa cần kết nối và đi đến ký hợp đồng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp khoảng trống chính sách cho hợp tác xã
08:04' - 01/09/2023
Bên cạnh kỳ vọng hỗ trợ về vốn, hợp tác xã cần một chính sách đủ dài lấp đầy những lỗ hổng còn tồn tại.
-
Đời sống
Chính sách hỗ trợ cụ thể tạo đà cho hợp tác xã bứt phá
16:23' - 15/08/2023
Nhận thức rõ vai trò của các hợp tác xã, nhiều năm qua, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể để tạo đà cho hợp tác xã bứt phá và phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.