Chính sách thiếu nhất quán, rào cản quan hệ thương mại Việt Nam - EU
Thời gian qua, quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) phát triển nhanh chóng và Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này. Tuy nhiên, đây là thị trường đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các yêu cầu. Hơn nữa, hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam vẫn thiếu đồng bộ, nhất quán , ổn định và đây là nguyên nhân gây bất lợi khi phải đối mặt với các vụ tranh chấp và kiện quốc tế.
Do đó, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Hà Lan và tham dự Hội nghị hội đỉnh G20 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sắp tới được mong đợi sẽ tạo ra xung lực mới để quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.
Tiềm năng lớn
Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, xếp thứ hai sau Mỹ, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu.Đặc biệt, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đã tăng gần 11 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên trên 45 tỷ USD năm 2016.
Riêng 5 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam sang EU đạt 19,6 tỷ USD, tăng trên 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam là 14,8 tỷ USD, tăng 11,7% và nhập khẩu vào Việt Nam đạt trên 4,8 tỷ USD, tăng 20,6%.
Theo Vụ Thị trường châu Âu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn là các sản phẩm truyền thống có thế mạnh như: hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi tính...Không chỉ vậy, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện mới bắt đầu được xuất khẩu từ năm 2011, nhưng đến năm 2016 đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10,9 tỷ USD. Các nhóm mặt hàng này chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, khả năng mở rộng và đổi mới mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này chưa cao, hiệu quả xuất khẩu còn thấp.
Thừa nhận những hạn chế trong quan hệ Việt Nam - EU, ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu chia sẻ, mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang phát triển nhanh chóng, nhưng Việt Nam mới chỉ tập trung vào các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy.Đây là 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại EU, cả về xuất khẩu và nhập khẩu, chiếm khoảng 68% tổng thương mại với các nước EU.
Điều này cho thấy xuất khẩu Việt Nam chưa tập trung vào nhóm các thị trường còn lại của EU và tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này còn rất lớn, đặc biệt khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực.
Theo bà Miriam Garcia- Ferrer, Tham tán thứ nhất của Phái đoàn EU tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến việc tuân thủ những tiêu chuẩn từ EU.
Bởi thực tế đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô, có giá trị thấp như: cà phê, chè, thủy hải sản, trái cây, riêng các sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm sữa, rau, thịt vẫn chiếm tỷ trọng ít.
Do vậy, bà Miriam Garcia - Ferrer khuyến cáo các doanh nghiệp cần chú trọng tới thương hiệu của các sản phẩm bởi Việt Nam chưa phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lượng cao.Dự kiến có hiệu lực vào năm 2018, EVFTA được coi là hiệp định thế hệ mới, mở ra nhiều cơ hội rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là về thương mại có thể hỗ trợ Việt Nam cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội lớn từ EVFTA còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp.
Tận dụng cơ hội Là chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ giữa châu Âu với châu Á, đặc biệt với Đông Nam Á, Giáo sư David Camroux thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Trường Khoa học, Chính trị Paris nhấn mạnh, EVFTA sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc EU, ngoài quan hệ sẵn có với Pháp, Đức. Tuy vậy, Việt Nam cần phải thể hiện cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, cải thiện tiêu chuẩn về môi trường, tăng cường quyền của người lao động.Còn đối với EU, Việt Nam không còn là một quốc gia đang phát triển nữa mà đang là “con hổ lớn” ở châu Á. Điều này buộc EU phải chú trọng hơn nữa trong mối quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam khi EVFTA được đánh giá mang tính tích cực...
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khuyến cáo, để có thể tận dụng được các lợi ích của EVFTA, các doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc về xuất xứ hàng hóa.Đây là một trong các yếu tố thể hiện chính sách xuất nhập khẩu của các nước. Một mặt, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi, giúp tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy phát triển thương mại đối với các ngành hàng ưu tiên xuất khẩu.
Mặc khác, quy tắc xuất xứ chính là rào cản ưu đãi tiếp cận thị trường và là công cụ đối xử khác biệt trong các thỏa thuận thương mại.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại nhấn mạnh, Hiệp định EVFTA đang mở ra cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU bởi đây là thị trường được xem là lớn hơn thị trường Mỹ, Nhật Bản cả về diện tích và giá trị.Tuy nhiên, đây là thị trường rất khó tính, doanh nghiệp Việt sẽ gặp vướng mắc từ tiếp cận thị trường, giữ vững thị trường, cạnh tranh và cuối cùng thống lĩnh thị trường ấy. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chính sách xâm nhập thị trường phù hợp, tránh "đổ bộ" vào một thị trường hay một sản phẩm cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo Thương vụ và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng thị trường, tập trung khai thác lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.Cùng đó, Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài.
Bên cạnh những chiến lược dài hạn, các doanh nghiệp cần tận dụng những cam kết, ưu đãi từ các hiệp định đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường khó tính, nhưng đầy tiềm năng./.- Từ khóa :
- Việt nam
- eu
- liên minh châu âu
- bộ công thương
- thương mại
- xuất khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ trưởng Thương mại Mỹ bất ngờ hủy chuyến thăm Đức
14:14' - 27/06/2017
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 27/6 đã bất ngờ hủy chuyến thăm Đức không rõ lý do. Bộ Kinh tế Đức đã xác nhận thông tin trên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thương mại Việt Nam-Brazil tăng 16% so với cùng kỳ 2016
09:35' - 26/06/2017
Trong 6 tháng đầu năm 2017, kim ngạch hai chiều Việt Nam và Brazil đạt khoảng 1.730 triệu USD, tăng khoảng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Thắt chặt hợp tác thương mại Việt Nam-Liên bang Nga và Belarus
20:33' - 25/06/2017
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Belarus và Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cơ sở vững chắc để đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
11:56' - 15/06/2017
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam đang tích cực triển khai chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.